Nam bộ trong lòng Hà Nội

Mục tiêu của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không chỉ đánh đổ chế độ thuộc địa, giành độc lập dân tộc; đánh đổ chế độ phong kiến xác lập nền dân chủ cộng hòa, mà còn quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, chống lại âm mưu chia cắt cố hữu của chủ nghĩa thực dân và dã tâm tách Nam bộ khỏi cơ thể Việt Nam.

Mục tiêu của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không chỉ đánh đổ chế độ thuộc địa, giành độc lập dân tộc; đánh đổ chế độ phong kiến xác lập nền dân chủ cộng hòa, mà còn quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, chống lại âm mưu chia cắt cố hữu của chủ nghĩa thực dân và dã tâm tách Nam bộ khỏi cơ thể Việt Nam.

Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng tuyên bố đanh thép: "Nam bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi". Và "vấn đề Nam bộ" mà thực dân Pháp luôn đặt ra như một điều kiện tiên quyết với lý do ngay từ đầu vùng đất này (mang tên Cochinchine), đã hưởng chế độ thuộc địa của nước Pháp trong khi Bắc Kỳ (Tonkin) và Trung Kỳ (Annam) là chế độ bảo hộ... Nhưng quan điểm trước sau như một của chúng ta là không có "vấn đề Nam bộ" mà chỉ có âm mưu chia tách Nam bộ mà thôi.

Đúng vào thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường thăm nước Pháp (6-1945), các phần tử diều hâu trong chính giới Pháp đã dựng lên cái gọi là "Chính phủ Nam Kỳ tự trị". Nhưng chỉ một thời gian không lâu sau, trước thái độ kiên quyết của Nhà nước Việt Nam, đặc biệt trước ý chí của đồng bào Nam bộ và cả nước, thực thể bù nhìn ấy đã tan vỡ, bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, người được giới thực dân dựng lên đã tự tử...

Ý chí của Nhân dân cả nước và nhất là ở Thủ đô trong những ngày đầu xây dựng chế độ mới đã được ghi lại trong một số tấm ảnh do Bộ Tuyên truyền hồi đó chụp. Trải qua thời gian nhiều tấm ảnh đã bị mất, có những tấm đã lưu lạc sang Pháp. Cách đây vài năm nhà sử gia Pháp Phillipe Devillers đã trao lại cho các đồng nghiệp Việt Nam một số tấm ảnh này. Xin được giới thiệu với bạn đọc.

 Nam bộ trong lòng Hà Nội ảnh 1
 Nam bộ trong lòng Hà Nội ảnh 2

 Khi nghe tin quân Anh ở Sài Gòn tiếp tay cho quân Pháp gây hấn, tại Hà Nội, nhiều cuộc
mít tinh, tuần hành phản đối thực dân và ủng hộ Nhân dân Nam bộ đã diễn ra:
Ngày 14-9-1945, biểu tình và diễu hành tại Quảng trường Nhà hát Lớn (Hà Nội).

 Nam bộ trong lòng Hà Nội ảnh 3

 Nam bộ trong lòng Hà Nội ảnh 4

 Khẩu hiệu hướng về Nam bộ và một tấm bích chương với lời thơ cảm động: "Ai vào
Nam bộ cho ta gửi/ Tất cả niềm thương của Bắc Hà/ Dẫu rằng cách trở ngàn sông núi/
Con cháu Rồng Tiên một Tổ ra".

 Nam bộ trong lòng Hà Nội ảnh 5

Buổi thông báo tình hình Nam bộ của Phạm Ngọc Thạch và Dương Bạch Mai ngày
15-5-1946 được gọi là Ngày Nam bộ.

 Nam bộ trong lòng Hà Nội ảnh 6

 Nhà thờ Lớn (Hà Nội) ngày 16-8-1945.

 Khi nghe tin quân Anh ở Sài Gòn tiếp tay cho quân Pháp gây hấn, tại Hà Nội, nhiều cuộc mít tinh, tuần hành phản đối thực dân và ủng hộ Nhân dân Nam bộ đã diễn ra: Ngày 14-9-1945, biểu tình và diễu hành tại Quảng trường Nhà hát Lớn (Hà Nội). Khẩu hiệu hướng về Nam bộ và một tấm bích chương với lời thơ cảm động: "Ai vào Nam bộ cho ta gửi/ Tất cả niềm thương của Bắc Hà/ Dẫu rằng cách trở ngàn sông núi/ Con cháu Rồng Tiên một Tổ ra". Buổi thông báo tình hình Nam bộ của Phạm Ngọc Thạch và Dương Bạch Mai ngày 15-5-1946 được gọi là Ngày Nam bộ. Nhà thờ Lớn (Hà Nội) ngày 16-8-1945. Buổi diễn thuyết về Mặt trận Nam bộ của Trần Văn Giàu tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) ngày 13-3-1946. Chùa Quán Sứ (Hà Nội) ngày 6-9-1946. Các Phòng Nam bộ được lập ở nhiều nơi để thông tin về cuộc chiến đấu Nhân dân miền Nam.

Buổi diễn thuyết về Mặt trận Nam bộ của Trần Văn Giàu tại Nhà hát Lớn (Hà Nội)
ngày 13-3-1946.

 Nam bộ trong lòng Hà Nội ảnh 8

 Chùa Quán Sứ (Hà Nội) ngày 6-9-1946.

 Nam bộ trong lòng Hà Nội ảnh 9

  Các Phòng Nam bộ được lập ở nhiều nơi để thông tin về cuộc chiến đấu Nhân dân
miền Nam.

Các tin khác