Cải cách thể chế: Mệnh lệnh sống còn

Thực tiễn 25 năm công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước đã minh chứng những giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng tốt nhất chính là thời kỳ có sự đột phá về thể chế kinh tế. Trong đó, vai trò của Nhà nước là tạo phát triển là tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, mọi nhà đầu tư tiếp cận các nguồn lực bằng sự minh bạch và khách quan của pháp luật.

Thực tiễn 25 năm công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước đã minh chứng những giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng tốt nhất chính là thời kỳ có sự đột phá về thể chế kinh tế. Trong đó, vai trò của Nhà nước là tạo phát triển là tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, mọi nhà đầu tư tiếp cận các nguồn lực bằng sự minh bạch và khách quan của pháp luật.

Thúc đẩy sự phát triển

Trong 25 năm thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH, tính từ năm 1991 đến nay, nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm đầu (1991-1995, riêng năm 1995 GDP tăng 9,5% - là mức cao nhất). Có thể nói giai đoạn này là thời kỳ nền kinh tế có sức bật mạnh nhất, nhờ động lực đổi mới thể chế  kinh tế (chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế mới như sự bung ra của chiếc lò xo bị đè nén).

Nhưng thời gian tăng trưởng chỉ được 4 năm (1992-1996), sau đó cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã kéo lùi tốc độ tăng trưởng cho đến năm 2000, trong đó năm 1999 được xem là đáy của suy giảm (GDP tăng 4,8%).

Tại sao một nền kinh tế mới chớm bước vào thời kỳ đầu của tăng trưởng, có ưu thế về tài nguyên, lao động và lợi thế tự nhiên về nông nghiệp, chưa hội nhập với nền tài chính khu vực, nhưng lại chịu ảnh hưởng mạnh như vậy?

Có thể lý giải bằng 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất, thể chế kinh tế chưa đồng bộ và đủ mạnh để phát huy nguồn lực nội sinh của nền kinh tế (nội lực), nên dù quy mô nền kinh tế còn quá nhỏ vẫn không trụ được. Thứ hai, khu vực kinh tế tư nhân trong nước mới hình thành còn quá yếu, nên chịu tác động ngoại lai tiêu cực nặng nề.

Bước qua giai đoạn 2001-2005, tình hình kinh tế khu vực và thế giới diễn biến thuận lợi, cùng với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2000, đã tạo luồng sinh khí mới giúp nền kinh tế phục hồi tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, năm 2005 tốc độ tăng GDP đạt mức cao nhất của thời kỳ này cũng chỉ 8,4% và bắt đầu suy giảm dần từ năm 2006 (tăng 8,2%), chạm đáy vào năm 2009 (5,32%), do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

 Những đạo luật liên quan đến thể chế kinh tế đã thông qua tại kỳ họp thứ 8, thứ 9 và dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa 13 đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ về thể chế, như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản… và các bộ luật sửa đổi như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự... sẽ thông qua cuối năm nay.

Có thể nói những nội dung đổi mới thể chế kinh tế của nước ta, thông qua hệ thống pháp luật được sửa đổi và ban hành mới có hiệu lực từ các năm 2015, 2016 có độ tác động khá mạnh mẽ về đổi mới tư duy trong mô hình kinh tế thị trường và điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Có thể kỳ vọng đến sự đổi mới đồng bộ giữa thể chế kinh tế với đổi mới nền hành chính công và tài chính công, mà hiện nay dường như còn thiếu đồng bộ sẽ được giải quyết.

Chính phủ có nhiều nỗ lực cải cách hành chính, đặc biệt  tập trung các lĩnh vực gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp như thuế, hải quan, thông quan hàng hóa qua cửa khẩu… Tuy nhiên, trên thực tế kết quả đạt được chưa như mong muốn của Chính phủ. Nguyên nhân sâu xa do cải cách thiếu đồng bộ cả 3 khâu của nền hành chính: thể chế, bộ máy và con người. Trong điều kiện hội nhập, chính nhân tố kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường pháp lý tốt và nền hành chính mang tính phục vụ là 3 nhân tố hỗ trợ lớn nhất để doanh nghiệp phát triển và hội nhập.

Đột phá 3 trụ cột

Để nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và bền vững cần củng cố 3 trụ cột: thể chế kinh tế; nguồn nhân lực chất lượng cao và kết cấu hạ tầng đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và cải thiện dân sinh. Trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá so với nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng do sự kéo dài quá lâu tình trạng tăng trưởng dựa trên lao động rẻ, tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên thô và phát triển nền công nghiệp gia công, đã tạo nên sự bất ổn từ nội tại cơ cấu nền kinh tế.

Và dưới tác động không thuận lợi của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam ngày càng bộc lộ những yếu kém, thể hiện rõ nét là tình hình bất ổn kinh tế vĩ mô, phải liên tục áp dụng các biện pháp tình thế để ứng phó.

Kỷ niệm 70 năm ngày Độc lập cũng chính là thời điểm đất nước ta bước sang một giai đoạn phát triển mới: Hội nhập sâu và toàn diện với khu vực và toàn cầu, với vị thế của một dân tộc đang khao khát phát triển. Bằng kết quả về cải cách thể chế đạt được đến nay và lộ trình hoàn thiện thể chế đang được tiếp tục, chúng ta có quyền kỳ vọng đến một giai đoạn phát triển mới từ năm 2016, rút ngắn quá trình CNH-HĐH đất nước.

3 đột phá chiến lược là những giải pháp chủ yếu nhằm vào trọng tâm vấn đề của bài toán phát triển. Tuy nhiên, việc xác định đúng vấn đề mới chỉ là “đầu bài”, còn lời giải là những chính sách cụ thể vẫn còn ở phía trước.

Thí dụ, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - khâu đột phá thứ hai - không thể thực thi, nếu không giải quyết đồng bộ sự bất cập trong quan hệ cung - cầu của thị trường lao động hiện nay. Nếu muốn thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng chất lượng cao, cơ cấu sản xuất phải được thay đổi tương ứng. Ở đây gắn vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào để có được sự phù hợp cung-cầu trên thị trường lao động, là vấn đề được đặt ra trong nhiều năm qua.

Trên thực tế, công nghệ lạc hậu, công nghiệp chủ yếu là gia công, nguồn nhân lực chất lượng cao thiếu động lực phát triển. Lâu nay chúng ta nói nhiều đến vấn đề đổi mới công nghệ, mà quên mất rằng doanh nghiệp chỉ quan tâm đến công nghệ nào phù hợp với điều kiện sản xuất của họ, quan trọng hơn là tạo ra lợi nhuận cao nhất. Nhìn lại thời gian vừa qua, với điều kiện của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chỉ đủ điều kiện gia công cho nước ngoài, ít có điều kiện đầu tư xây dựng thương hiệu riêng nên cứ đi theo hướng đó, dẫn đến sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp.

Quá trình đổi mới thể chế kinh tế trong 3 thập niên qua chứa đựng nội hàm quan trọng là giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.Nhà nước không làm thay thị trường, nhưng Nhà nước với vai trò quản trị quốc gia, thực hiện chức năng kiến tạo phát triển nên cũng không thể để mặc thị trường.

Thật vậy, cho đến nay dù mô hình kinh tế thị trường được xem là tốt nhất trong việc phân bổ nguồn lực phát triển, nhưng tự thân mô hình này vẫn luôn luôn tồn tại 3 khuyết tật cố hữu, gắn liền với bản chất của nó: (i) luôn luôn xảy ra khủng hoảng thừa và thiếu do “bàn tay vô hình” của thị trường; (ii) quy luật cạnh tranh dẫn đến doanh nghiệp hy sinh lợi ích cộng đồng và (iii) là mô hình làm giàu cho thiểu số.

Do đó, năng lực quản trị có hiệu quả của một Nhà nước thể hiện ở khả năng sử dụng các công cụ để hạn chế những hệ quả tiêu cực do các “khuyết tật” gây ra. Đó cũng chính là vai trò kiến tạo của Nhà nước hướng tới sự phát triển bền vững (tăng trưởng kinh tế; công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường).

Phân bổ  nguồn lực minh bạch, công bằng

Nguyên tắc hàng đầu và quan trọng nhất của kinh tế thị trường là các yếu tố sản xuất đều hữu hạn. Hiệu quả của một nền kinh tế là sử dụng các yếu tố hữu hạn đó mang lại lợi ích cao nhất. Đây là điều chúng ta chưa làm tốt được trong nhiều thập niên qua, khi so sánh kết quả tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng 3 yếu tố sản xuất chính: tài nguyên tự nhiên, lao động và vốn.Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cơ chế phân bổ nguồn lực.

Vì nguồn lực là hữu hạn, song theo cơ chế phân bổ hiện nay còn dẫn đến tình trạng người có khả năng tạo ra hiệu quả cao thì không có nguồn lực và ngược lại.Đây là vấn đề cần được ưu tiên giải quyết, kể cả khu vực tư nhân, chứ không riêng khu vực nhà nước.

Bên cạnh đó, cạnh tranh bây giờ không chỉ ở trong nước, mà là cạnh tranh toàn cầu. Thách thức rất lớn ai cũng thấy là mô hình tăng trưởng của Việt Nam dựa trên lợi thế tĩnh, còn đa phần các nước công nghiệp mới họ đi lên từ “lợi thế động”. Lợi thế động là do con người tạo ra và là vô hạn, còn lợi thế tĩnh là hữu hạn. Muốn phát triển phải tạo lợi thế động, điều chúng ta chưa làm được.

Thực tế hiện nay chúng ta vẫn đang tồn tại 63 nền kinh tế tỉnh, địa phương nào có tiềm năng gì làm cái đó, có nước sâu làm cảng, bờ biển tốt thì chia đất làm du lịch, có titan thì bóc lên để bán... Trên thực tế đã và đang điễn ra tình trạng dự án treo, quy hoạch treo do chính sách ưu đãi đầu tư của nhiều địa phương gây ra. Điển hình nhất là chính sách ưu đãi để kêu gọi đầu tư, với giá thuê đất bằng không hoặc miễn tiền thuê đất trong 10-15 năm, nhiều doanh nghiệp chiếm đất rồi để đấy, gây nên lãng phí lớn nguồn lực về đất đai, các cơ hội phát triển. 

Các tin khác