Thử nghiệm cần giới hạn

Quá khó hiểu và quá rắc rối! Đó là tâm trạng chung của dư luận khi theo dõi đợt xét tuyển đại học vừa qua. Kéo dài 20 ngày, thí sinh phải đến tận trường đại học để nộp hồ sơ, rồi hồi hộp chờ điểm chuẩn, rồi lại rút hồ sơ để ứng tuyển nơi khác. Các tú tài vừa mới được công nhận dù không phải thi đại học, nhưng nhiêu khê và mệt mỏi còn gấp mấy lần thân phận sĩ tử. Nếu tận mắt chứng kiến những gì xảy ra ở các trường đại học trong đợt xét tuyển, chắc chắn ai cũng ngao ngán và bức xúc. Cả ứng viên và các bậc phụ huynh phải ngược xuôi vất vả vì tính chất của xét tuyển không khác gì trò chơi xổ số.

Quá khó hiểu và quá rắc rối! Đó là tâm trạng chung của dư luận khi theo dõi đợt xét tuyển đại học vừa qua. Kéo dài 20 ngày, thí sinh phải đến tận trường đại học để nộp hồ sơ, rồi hồi hộp chờ điểm chuẩn, rồi lại rút hồ sơ để ứng tuyển nơi khác. Các tú tài vừa mới được công nhận dù không phải thi đại học, nhưng nhiêu khê và mệt mỏi còn gấp mấy lần thân phận sĩ tử. Nếu tận mắt chứng kiến những gì xảy ra ở các trường đại học trong đợt xét tuyển, chắc chắn ai cũng ngao ngán và bức xúc. Cả ứng viên và các bậc phụ huynh phải ngược xuôi vất vả vì tính chất của xét tuyển không khác gì trò chơi xổ số.

Những nhà quan sát và những chuyên gia giáo dục đều có chung nhận định: quá trình để thí sinh đăng ký tới 4 ngành trong một trường, được thay đổi nguyện vọng trong một khoảng thời gian dài là không hợp lý, tạo ra sự căng thẳng cho thí sinh, phụ huynh. Ngay cả thống kê sơ bộ của chính các trường đại học cũng cho thấy, có gần 43.000 thí sinh cả nước đã thay đổi nguyện vọng, tập trung ở khoảng 30 trường đại học. Rõ ràng, phương pháp xét tuyển đã gây sự tốn kém và sự phiền hà cho xã hội.

Nhìn lại đợt xét tuyển, Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Phạm Vũ Luận cũng phải trực tiếp thừa nhận, cách làm ấy đã bộc lộ nhiều bất cập: "Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có phần trách nhiệm lớn của Bộ là chưa cân nhắc hết tính phức tạp và hiệu ứng ngược của những giải pháp. Thay mặt Bộ, tôi xin nhận trách nhiệm về việc này". Thiện chí đổi mới thi cử và tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục-Đào tạo thật sự rất đáng ủng hộ. Thế nhưng, muốn đổi mới phải có tính toán kỹ lưỡng, thậm chí phải có những phản biện sâu sắc và phù hợp của nhiều giới, nhiều ngành. Khi chưa có cơ sở vững vàng, không thể kéo thí sinh và phụ huynh vào cuộc thử nghiệm trớ trêu.

Thử nghiệm trong giáo dục không hẳn chưa có tiền lệ. Trường trung học Thực Nghiệm do GS. Hồ Ngọc Đại khởi xướng là một thí dụ. Tuy nhiên, đó là sự thử nghiệm trong một phạm vi hẹp, và có sự giám sát nghiêm túc.

Nói một cách thẳng thắn, thử nghiệm xét tuyển đại học vừa qua đã phơi bày hạn chế và khập khiễng. Lẽ ra, với tinh thần khoa học, chỉ nên áp dụng xét tuyển ở một số trường đại học để cân đong hiệu quả thực tế, rồi sau đó mới áp dụng rộng rãi. Sự vội vàng thử nghiệm đã đem lại hệ lụy ngoài dự liệu.

Các tin khác