Bẫy nợ toàn cầu (K4): Giải pháp ngăn chặn

Việc ngăn chặn khủng hoảng nợ đòi hỏi hành động của cả bên cho vay và đi vay. Dựa trên nghiên cứu từ những cuộc khủng hoảng nợ đã diễn ra kể từ năm 1970, Jubilee Debt Campaign (JDC) đưa ra một số khuyến nghị.

Việc ngăn chặn khủng hoảng nợ đòi hỏi hành động của cả bên cho vay và đi vay. Dựa trên nghiên cứu từ những cuộc khủng hoảng nợ đã diễn ra kể từ năm 1970, Jubilee Debt Campaign (JDC) đưa ra một số khuyến nghị.

Bẫy nợ toàn cầu (K3): Điển hình Mozambique

Bẫy nợ toàn cầu (K2): Quan điểm nguy hiểm

Bẫy nợ toàn cầu (K1): 199.000 tỷ USD

Kiểm soát dòng tiền

Thế giới cần một hệ thống điều tiết dòng tiền toàn cầu để hạn chế đầu cơ và ngăn ngừa nợ quá mức giữa các quốc gia. Hệ thống này nhằm theo dõi và điều tiết dòng chảy tài chính giữa các quốc gia nhằm chống tẩu tán tài sản, trốn thuế, trong khi khuyến khích các khoản đầu tư dài hạn thực sự hữu ích.

Việc tạo ra hệ thống điều tiết dòng tiền bao gồm việc bóc tách các quy định có lợi cho các ngân hàng trong các điều ước quốc tế, hạn chế việc điều tiết thị trường tài chính của các chính phủ. Thí dụ, các thỏa thuận đầu tư và thương mại song phương giữa các quốc gia thường loại trừ việc áp đặt các các quy định về di chuyển vốn.

Ảnh hưởng của những quy định này có thể thấy qua thất bại của chính sách kích thích tiền tệ ở châu Âu và Hoa Kỳ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Từ năm 2008, các ngân hàng trung ương ở  Hoa Kỳ, Anh và Eurozone, Nhật Bản đã cắt giảm lãi suất và tăng in tiền thông qua các chương trình nới lỏng định lượng nhằm vực dậy nền kinh tế.

Tuy nhiên, do các nước này đã tự do hóa tài chính, số tiền họ đưa ra thị trường có thể chảy đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Điều này làm giảm hiệu quả kích thích kinh tế trong nước như dự định, đồng thời góp phần vào sự bùng nổ không bền vững ở những nơi khác. Điều 36 trong Hiệp ước Lisbon của EU nghiêm cấm “tất cả hạn chế dòng chảy vốn giữa các nước thành viên và giữa các nước thành viên với bên thứ ba”.

Theo đó ngăn chặn các nước EU đưa ra bất kỳ hình thức quản lý dòng chảy vốn xuyên biên giới nào, thậm chí giữa một nước EU và ngoài EU. Hiện nay, Hoa Kỳ và EU đang đàm phán về các dịch vụ tài chính trong Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Điều này cũng sẽ ngăn chặn EU và Hoa Kỳ đưa ra các hình thức quản lý dòng vốn trong tương lai.

Ngoài việc giám sát dòng tiền xuyên biên giới, các chính phủ nên quan tâm hơn đến việc chủ động giám sát lượng tiền cho vay của các ngân hàng, cũng như chúng được sử dụng cho mục đích gì. Trong lịch sử, nhiều nước đã dùng kiểm soát tín dụng hoặc hướng dẫn ngân hàng để giới hạn mức cho vay hàng năm của các ngân hàng, đồng thời hướng dòng tiền cho vay vào các khoản đầu tư sinh lợi, hơn là đầu cơ tài sản.

Giám sát nợ chính phủ

Hệ thống ứng phó khủng hoảng nợ hiện nay khuyến khích khu vực tư nhân cho vay thiếu thận trọng. IMF và các định chế khác (như WB) cho các quốc gia khủng hoảng vay tiền ngày một nhiều hơn để họ có thể trả các món nợ cũ. Điều này giúp ứng cứu cho các nhà cho vay liều lĩnh ban đầu, nhưng khiến các nước ngày một nặng nợ. Khi một nước được giảm nợ theo những sáng kiến giảm nợ, khu vực công sẽ phải gánh chịu tổn thất, vì các khoản nợ đã được chuyển giao từ khu vực tư sang khu vực công.

Vì vậy, đòi hỏi có một tiến trình giải quyết nợ quốc tế minh bạch và công bằng của các nhà cho vay và đi vay, buộc các nhà cho vay phải tham gia tái cấu trúc nợ. Điều này sẽ khiến các nhà cho vay tư có trách nhiệm hơn, giảm bớt tần suất diễn ra khủng hoảng nợ và bảo vệ khu vực công khỏi những cuộc ứng cứu tốn kém. Nó cũng bảo đảm việc xóa nợ diễn ra khi cần thiết, từ đó giúp hồi phục từ khủng hoảng nhanh hơn. Tháng 9-2014, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã bỏ phiếu thông qua đề xuất khung cho việc tái cấu trúc nợ quốc gia.

JDC cũng cho rằng cần đạt một cơ chế xóa nợ cho những nước đã rơi vào khủng hoảng, giúp họ thỏa mãn được nhu cầu cơ bản của người dân và giúp nền kinh tế phục hồi. Một trong những lý do khiến chính phủ các nước đang phát triển phụ thuộc vào nợ nước ngoài là thất thoát một lượng lớn thu ngân sách do các hành vi né và trốn thuế. Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) ước tính các nước đang phát triển thất thu do trốn thuế ra nước ngoài nhiều gấp 3 lần số tiền họ được nước ngoài hỗ trợ mỗi năm. Hiện nay, nhiều nước đang kêu gọi lập ra một cơ chế hợp tác chống trốn/né thuế toàn cầu ở Liên hiệp quốc.

Ngừng khuyến khích PPP

Như đã đề cập trong Kỳ 2, mô hình đầu tư đối tác công-tư (PPP) có nguy cơ tạo ra những gánh nợ bị che giấu tốn kém hơn nhiều so với các kênh đầu tư thông thường. Dù vậy, nhiều chính phủ và định chế lại cổ súy hình thức PPP, đặc biệt là Anh. Điều này cần chấm dứt. Cần tuyên truyền và nói rõ cho các chính phủ, các định chế quốc tế biết về rủi ro thực sự của PPP.

Không nên ủng hộ bất cứ dự án PPP nào, trừ khi có bằng chứng thuyết phục rằng nó rẻ hơn và dự án đó sẽ tạo ra được nguồn thu ngân sách cho chính phủ để thanh toán chi phí nợ từ việc vay vốn. Ngay cả khi đó, nó cũng cần đáp ứng một loạt nguyên tắc như khuyến khích sự tham gia của các cộng đồng bị ảnh hưởng, đảm bảo dự án PPP không có hại và tối đa hóa lợi ích xã hội.

 Các nhà tài trợ chỉ nên hỗ trợ các chương trình đáp ứng các tiêu chí trên; và nên tuyệt đối không đề xuất PPP như một điều kiện chính sách của các chương trình lớn hơn như các khoản vay IMF và WB hay từ các nhà tài trợ song phương hỗ trợ ngân sách trực tiếp.

Kiểm soát dòng tiền có thể giúp ngăn chặn khủng hoảng nợ.

Kiểm soát dòng tiền có thể giúp ngăn chặn khủng hoảng nợ.

Cả các nhà cho vay và đi vay cần có trách nhiệm hơn để bảo đảm khoản vay có thể được hoàn trả, không làm hại đất nước, có thể khuyến khích phát triển toàn diện. Một trong những cách quan trọng để đảm bảo điều này xảy ra là khoản vay phải được quốc hội, truyền thông và dân chúng xem xét kỹ lưỡng ở nước đi vay trước khi ký kết.

 Một kêu gọi chung của các nhóm đấu tranh chống nợ công là đề nghị tất cả hợp đồng vay vốn phải được công bố công khai để xã hội có thể xem xét kỹ lưỡng trước khi ký kết, và nhất định phải có sự phê chuẩn của quốc hội. Các nhà cho vay có thể giúp quá trình này thuận lợi hơn bằng cách làm hợp đồng công khai và yêu cầu phải được quốc hội thông qua.

Trong những năm gần đây, UNCTAD đã làm việc với các nước đi vay và nước cho vay về một tập hợp các nguyên tắc và hướng dẫn chung. Mặc dù chưa hoàn hảo, đây thực sự là một điều đáng khích lệ, đã tạo ra diễn đàn để bên đi vay và cho vay cùng làm việc để nâng cao chất lượng cho vay và đi vay. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có 13 nước đã ký kết về các nguyên tắc và hướng dẫn này.

Các tin khác