Xu hướng M&A xuyên quốc gia

Tầm quan trọng của M&A xuyên quốc gia đã và đang tăng lên kể từ giữa những năm 1980. Trong năm nay, đến thời điểm hiện tại có hơn 6.000 giao dịch đã được công bố với giá trị hơn 800 tỷ USD. Có vẻ như M&A của các công ty châu Á muốn mở rộng kinh doanh ra toàn cầu, chứ không chỉ ở các thị trường châu Á hay châu Phi.

Tầm quan trọng của M&A xuyên quốc gia đã và đang tăng lên kể từ giữa những năm 1980. Trong năm nay, đến thời điểm hiện tại có hơn 6.000 giao dịch đã được công bố với giá trị hơn 800 tỷ USD. Có vẻ như M&A của các công ty châu Á muốn mở rộng kinh doanh ra toàn cầu, chứ không chỉ ở các thị trường châu Á hay châu Phi.

Nhìn ra thế giới

 

Nhìn vào hoạt động M&A trong nhiều ngành công nghiệp khác, hầu hết các giao dịch M&A trong năm nay là lĩnh vực công nghệ cao, chiếm 16% trong tổng số các giao dịch. Đây là một phản ứng để đối phó với sự đổi mới nhanh chóng trong công nghệ, thay vì đầu tư vào hoạt động nghiên cứu & phát triển nội bộ, họ muốn mua lại các doanh nghiệp có ý tưởng sáng tạo hơn.

Lấy đơn cử ở phân khúc công nghệ cao, Avago Technologies mua lại Broadcom Corporation - một nhà sản xuất chất bán dẫn có trụ sở tại Hoa Kỳ,  với giá 38 tỷ USD; hay như Intel mua lại  Corporation Altera, cũng là một nhà sản xuất chất bán dẫn với giá 16 tỷ USD, là những thương vụ lớn nhất trên thế giới. Khu vực các công ty chuyên đi thâu tóm thường hoạt động phần lớn ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp và Nhật Bản. Hầu hết các công ty mục tiêu trong cùng một đất nước.

Ngoài lĩnh vực công nghệ cao, ngành công nghiệp quan trọng thứ hai về tần suất giao dịch là lĩnh vực công nghiệp. Việc hợp tác lớn nhất gần đây phải kể đến trong lĩnh vực này là Tổng công ty Danaher mua lại  Pall Corporation (cả 2 đều là công ty Hoa Kỳ) với giá 14 tỷ USD, hay Lockheed Martin Corporation mua lại Sikorsky Aircraft Corporation (cả 2 đều là công ty Hoa Kỳ) với giá 9 tỷ USD.

Một số giao dịch đáng chú ý khác là Cheil Industries của Hàn Quốc hợp nhất với Tập đoàn Samsung C&T, thương vụ có giá 8 tỷ USD; hay thương vụ các nhà đầu tư tổ chức của Trung Quốc và các nhà đầu tư quốc tế có được cổ phần đa số của Philip’s LED Components và Automotive Lighting Businesses ở Hà Lan với giá khoảng gần 3 tỷ USD. Trong đó thương vụ ở Hàn Quốc có thể thúc đẩy cuộc đua của các công ty châu Á trong việc mở rộng ra nước ngoài thông qua công cụ M&A.

Việc hợp nhất trong ngành dịch vụ tài chính vẫn tiếp tục phát triển. Những năm trước, ở một số nước vị thế và giá trị của lĩnh vực dịch vụ tài chính bị đánh giá thấp. Tuy nhiên, giờ đây bản chất của các thương vụ trong ngành này đã thay đổi sang hướng có chiến lược hơn. Các thương vụ lớn nhất toàn cầu như ACE có trụ sở chính tại Thụy Sĩ mua lại công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm Chubb ở Hoa Kỳ, với giá 29 tỷ USD; Tokio Marine & Nichido Fire Insurance của Nhật Bản bỏ ra 8 tỷ USD mua lại HCC Insurance Holdings tại Hoa Kỳ.

Ngoài những giao dịch lớn toàn cầu, chúng ta cũng thấy một số thương vụ mua lại cổ phiếu lớn thời gian gần đây, thí dụ thương vụ của American Express có giá 12 tỷ USD và Citigroup với giá 8 tỷ USD. Thương vụ Fosun Industrial Holdings có trụ sở tại Hồng Công mua lại Hauck & Aufhaeuser, một ngân hàng tư nhân ở Đức trị giá 232 triệu USD; Tổ chức đầu tư Fubon Financial có trụ sở ở Đài Loan trở thành cổ đông thiểu số ở Delta Lloyd Groep, một công ty cung cấp bảo hiểm, quản lý tài sản và dịch vụ ngân hàng ở Hà Lan.

Việt Nam xếp hạng 20 toàn cầu

Năm 2014, doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT đạt trên 170 triệu USD. Đã đến lúc, khi thị trường Việt Nam tới hạn, chúng tôi phải tìm kiếm các cơ hội từ bên ngoài và phải thực hiện chiến lược toàn cầu hóa thông qua M&A.

Ông Trương Gia Bình,
Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT

Trong năm nay, Việt Nam đã có bước tiến trong bảng xếp hạng hoạt động M&A doanh nghiệp toàn cầu khi vươn lên xếp vị trí thứ 20. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam chỉ xếp thứ 55 về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nên vị trí 20 về M&A rất  đáng chú ý. Xét về quốc gia các công ty mục tiêu, 219 thương vụ đã được công bố gần đây có sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi năm ngoái Việt Nam xếp thứ 24 trong vị trí toàn cầu với 339 thương vụ.

Xét đến giá trị, Việt nam xếp thứ 41 với hơn 2 tỷ USD. Và nếu xu hướng này tiếp tục, con số có thể lên tới 3,8 tỷ USD. Năm 2014, Việt Nam chỉ đạt hạng 55 về giá trị với 2,8 tỷ USD.

Tuy nhiên, các thương vụ mua lại giữa doanh nghiệp Việt và nước ngoài vẫn còn ở mức tương đối thấp, chỉ 10 thương vụ mỗi năm. Đơn cử, Vinamilk tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Miraka, một nhà sản xuất sữa khô có trụ sở tại New Zealand. Thực ra các công ty Việt Nam cũng có tương đồng về tài chính và quản lý với các công ty khác trên thế giới để mở rộng kinh doanh trên toàn cầu.

Đặc biệt trong khu vực, tại những quốc gia như Lào, Campuchia, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng hơn nhiều. Năm 2014, Tập đoàn Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Việt Nam có xu hướng giành nhiều sự quan tâm tới công ty bên Lào, khi nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty bảo hiểm Lane Xang Assurance Public (LAP) từ 40% đến 50%. Ngoài khu vực châu Á, cũng đã xuất hiện Tập đoàn FPT mua lại RWE IT hoạt động tại Slovakia SRO.

Giống như những năm trước, các công ty từ Singapore tiếp tục là nhà thâu tóm xuyên biên giới tích cực nhất tại khu vực Đông Nam Á. Tiếp theo là các doanh nghiệp đặt trụ sở chính tại Nhật Bản, Malaysia, Hoa Kỳ và Hồng Công. Những nhà thâu tóm đến từ châu Âu lại không phải là những công ty mua lại tích cực ở Đông Nam Á. Cũng có một số thương vụ tại Châu Âu thực hiện bởi doanh nghiệp Đông Nam Á.

Flextronics International trụ sở tại Singapore đã mua Mirror Controls International ở Hà Lan với 508 triệu USD. Khazanah, một quỹ đầu tư nhà nước Malaysia đã đồng ý mua lại Globalvia Infrastructurans tại Tây Ban Nha với 464 triệu USD. Bên cạnh đó, cũng có những thương vụ nhỏ hơn, thí dụ như Atlantics Resources tại Singapore đã mua Marine Current Turbines, một nhà sản xuất tua-bin và các đơn vị cho bộ phát điện với giá 3,7 triệu USD.

Các tin khác