Bảo hiểm tai nạn điện ảnh?

Sự nghiệp dư của điện ảnh Việt đang khiến nhiều nghệ sĩ đối mặt với rủi ro. Cũng có hợp đồng đàng hoàng, nhưng chừng nào nhận được thù lao thì… chưa biết. Lắm khi phim trình chiếu lâu rồi, mà nhà sản xuất vẫn nợ cát-xê của diễn viên. Tuy nhiên, rủi ro về tiền bạc sẽ không đáng kể nếu so về rủi ro do tai nạn nghề nghiệp mang lại.

Sự nghiệp dư của điện ảnh Việt đang khiến nhiều nghệ sĩ đối mặt với rủi ro. Cũng có hợp đồng đàng hoàng, nhưng chừng nào nhận được thù lao thì… chưa biết. Lắm khi phim trình chiếu lâu rồi, mà nhà sản xuất vẫn nợ cát-xê của diễn viên. Tuy nhiên, rủi ro về tiền bạc sẽ không đáng kể nếu so về rủi ro do tai nạn nghề nghiệp mang lại.

Nóng bỏng nhất là chuyện diễn viên phụ Nguyễn Giàu bị tai nạn ở phim trường “Hùng Ali và Sáu Lóc Cóc”, rồi qua đời ở tuổi 25. Từ Kiên Giang lên Sài Gòn tìm đường lập thân, Nguyễn Giàu được mời đóng một vai nhỏ trong bộ phim “Hùng Ali và Sáu Lóc Cóc” do ca sĩ Ưng Hoàng Phúc đầu tư 10 tỷ đồng. Không có phim trường chuyên nghiệp, bộ phim “Hùng Ali và Sáu Lóc Cóc” dùng tạm một chung cư đang xây dang dở để dàn dựng bối cảnh. Đồng nghiệp của Nguyễn Giàu kể lại: “Ngay từ đầu diễn viên chúng tôi đều thấy lỗ hổng trên nền nhà nhưng vì diện tích của sàn nhà này rất rộng nên đó là một lỗ hổng không đáng kể. Mọi người đều dặn dò nhau phải cẩn thận tránh lỗ hổng đó ra. Tôi và một bạn diễn khác cũng đứng tập cách lỗ đó hơn 10m. Vì vậy, khi biết Nguyễn Giàu hụt chân rơi từ lỗ này xuống chúng tôi đều bất ngờ…”.

Sự cố của diễn viên Nguyễn Giàu là một bài học thấm thía đối với những ai còn tha thiết mong đợi nền điện ảnh nước nhà phát triển. Một nơi được chọn làm trường quay mà chẳng hề có được một sự bảo đảm an toàn nào. Hầu như cả đoàn làm phim đều phải đối mặt với hiểm nguy rình rập. Và không ai dám chắc, sau bộ phim “Hùng Ali và Sáu Lóc Cóc” sẽ không còn trường hợp đáng tiếc nào nữa. Bởi lẽ, đến nay vẫn chưa có một quy định nào về kỹ năng tác nghiệp dành cho các đoàn làm phim. Phải chăng, mỗi bộ phim trước khi bấm máy cần mua bảo hiểm cho từng thành viên?

Thử nhìn sang các nước có nền điện ảnh phát triển, mỗi dự án phim đều được mua bảo hiểm. Ngoài những ngôi sao có mức bảo hiểm hàng triệu USD, những người tham gia công tác đạo cụ hay phục trang cũng được bảo hiểm tử tế. Bởi lẽ, ai cũng biết rằng quá trình làm phim luôn tiềm ẩn nguy hiểm khó lường. Ở nước ta, ngay cả diễn viên đóng thế những pha hành động cũng không có bảo hiểm. Những công ty bảo hiểm cũng  không biết phải bán sản phẩm như thế nào, khi Luật Điện ảnh không hề đề cập đến những quy định mang tính pháp lý về tài sản và tính mạng con người trong quá trình sản xuất phim.

Các tin khác