Tú tài mỏi mệt

Cuộc thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông cấp quốc gia vừa được tổ chức lần đầu tiên, mang ý nghĩa như một sự cải cách có tính đột phá. Chỉ một cuộc thi, nhưng vừa làm cơ sở để cấp bằng Tú tài vừa làm cơ sở xét tuyển đại học. Gánh nặng xã hội sẽ được giảm bớt, đó là một mong muốn chính đáng. Thế nhưng, sau khi có kết quả, những Tú tài lại tới lui xuôi ngược với hành trình nộp hồ sơ vào giảng đường mình mơ ước.

Cuộc thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông cấp quốc gia vừa được tổ chức lần đầu tiên, mang ý nghĩa như một sự cải cách có tính đột phá. Chỉ một cuộc thi, nhưng vừa làm cơ sở để cấp bằng Tú tài vừa làm cơ sở xét tuyển đại học. Gánh nặng xã hội sẽ được giảm bớt, đó là một mong muốn chính đáng. Thế nhưng, sau khi có kết quả, những Tú tài lại tới lui xuôi ngược với hành trình nộp hồ sơ vào giảng đường mình mơ ước.

Dù không phải thi cử, nhưng quá trình ứng tuyển lại còn hồi hộp và gay go gấp bội. Nhiều thí sinh phải đến trường đại học từ sớm để túc trực, xếp hàng chờ đến lượt nộp hồ sơ và… rút hồ sơ nếu không đạt tiêu chuẩn. Không khí căng thẳng từ sân trường kéo vào phòng tiếp nhận. Đã thấy mồ hôi xen lẫn nước mắt cho những phen chen lấn mệt mỏi. Đành rằng, vạn sự khởi đầu nan. Thế nhưng, một sự đổi mới giáo dục chuyển tiếp từ trung học lên đại học, không thể không nghiên cứu kỹ lưỡng và tính toán căn cơ. Vì sao việc nộp hồ sơ ứng tuyển lại rắc rối không kém gì lều chõng đi thi? Các chuyên gia giáo dục đã phân tích 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, nhiều thí sinh chưa xác định đúng khả năng. Thứ hai, một số trường đại học thống kê hồ sơ xét tuyển thiếu khoa học. Thứ ba, Bộ Giáo dục-Đào tạo chưa lường hết được những phức tạp phát sinh.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Phạm Vũ Luận cho rằng: "Để xét tuyển vào đại học năm nay, thí sinh phải tự tìm hiểu và cập nhật thông tin từ các trường nên vất vả hơn nhưng ít rủi ro, cơ hội trúng tuyển cao hơn, tránh trường hợp điểm cao mà trượt đại học. Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh Bộ tạo mọi điều kiện tối đa cho các cháu, đồng thời để rộng cửa cho các cháu có quyền quyết định sử dụng cơ hội đó hay không. Để tận dụng lợi thế đó, các cháu sẽ phải vất vả hơn".

Dù xuất phát từ quan niệm tốt đẹp "không để học sinh điểm cao trượt đại học", nhưng Bộ Giáo dục-Đào tạo lại dẫn dắt các Tú tài vào một đợt tranh đua khác về thành tích trước mắt, mà chưa dự liệu về tương lai. Cái quan trọng nhất của việc chọn trường đại học là việc làm sau khi trở thành cử nhân. Tạo mọi điều kiện để Tú tài đỗ đại học, kể cả những ngành họ không thích, liệu mai này họ sẽ hành nghề ra sao? Không phải cứ ngồi ghế giảng đường là có thể phát huy được sở trường cá nhân. Mỗi trường đại học đều lấy điểm từ trên xuống dưới, không tránh khỏi nhiều trường hợp phải chọn ngành một cách bất đắc dĩ.

Các tin khác