Đồ dùng học sinh: Vàng thau lẫn lộn

Năm học mới 2015-2016 đang cận kề, đây cũng là thời điểm thị trường đồ dùng học sinh nóng lên và khá nhộn nhịp bởi nhu cầu tăng cao. Do đó, các doanh nghiệp (DN) có cơ hội tung ra hàng chục sản phẩm với mẫu mã và mức giá khác nhau. Điều đáng ngại, hàng nhái, hàng giả cũng đua nhau xuất hiện.

Năm học mới 2015-2016 đang cận kề, đây cũng là thời điểm thị trường đồ dùng học sinh nóng lên và khá nhộn nhịp bởi nhu cầu tăng cao. Do đó, các doanh nghiệp (DN) có cơ hội tung ra hàng chục sản phẩm với mẫu mã và mức giá khác nhau. Điều đáng ngại, hàng nhái, hàng giả cũng đua nhau xuất hiện.

Tín hiệu vui

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, các DN sản xuất đồ dùng học tập như ba lô, tập sách, giày dép… và các siêu thị, cửa hàng chuyên phân phối, bán lẻ đã gia tăng sản xuất, nhập hàng về từ cách đây hơn 2 tháng. Tuy nhiên, không khí mua bán nhộn nhịp nhất bắt đầu từ gần 1 tháng trở lại đây bởi tâm lý phụ huynh thường đợi đến gần ngày con em mình nhập học.

Vì thế những ngày này, các cửa hàng bán đồ dùng học tập dọc khắp các tuyến đường, hệ thống siêu thị trên địa bàn TPHCM bày la liệt các loại túi xách, cặp sách, ba lô học sinh với nhiều màu sắc bắt mắt. Các loại ba lô, cặp sách mang nhiều thương hiệu khác nhau như Nike, Addias, Samsonite, The North Face, Colombia... Bên cạnh đó là các thương hiệu phổ biến trong nước như Mr.Vui, Miti, Hami, Green Tô Tô…

Tùy theo mỗi thương hiệu và chất liệu mà có giá bán khác nhau, dao động 200.000-500.000 đồng/chiếc. Quan sát tại nhiều cửa hàng, có thể dễ dàng nhận thấy các nhãn hiệu này có đặc điểm tương đồng về mẫu mã và thiết kế. Điều này cho thấy sự yếu kém của các DN trong việc tạo nét riêng biệt cho dòng sản phẩm của mình. Hầu hết khi chọn sản phẩm, người tiêu dùng phải nhìn vào nhãn mác mới biết sản phẩm của thương hiệu nào chứ không phải cứ nhìn vật là biết ngay chủ.

Một thông tin đáng mừng, so với 2 năm trước, năm nay số lượng sản phẩm Việt tăng một cách đáng kể trên thị trường tiêu dùng, hay nói cách khác, người tiêu dùng đã bắt đầu chú ý và ủng hộ sản phẩm trong nước nhiều hơn. Một trong những nguyên nhân của sự biến chuyển theo hướng tích cực đó là nhiều DN đã tham gia bình ổn thị trường trong năm học mới.

Cụ thể, hiện trên địa bàn TP có 16 DN đăng ký tham gia bình ổn các mặt hàng cặp, ba lô, túi xách, giày dép, tập vở, đồng phục học sinh… Đồng thời, các siêu thị, cửa hàng đều đồng loạt giảm giá 10-30%, tùy theo từng mặt hàng cụ thể.

Nhãn Việt, sản phẩm Trung Quốc

Tuy nhiên, mùa tựu trường cũng là cơ hội cho hàng Trung Quốc, hàng nhái kém chất lượng. Các mặt hàng này luôn có mẫu mã đẹp, giá cả lại rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm chính hãng. Cụ thể, nếu một chiếc ba lô mang nhãn hiệu Mr.Vui có giá 379.000 đồng, thì chiếc ba lô có mẫu mã tương tự được nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ có giá khoảng 280.000 đồng.

Theo chân một nữ khách hàng dẫn con đi chọn đồ tại một cửa hàng chuyên bán ba lô, túi xách gần chợ Tân Định, quận 1, tôi nhận thấy sau khi tham quan một vòng và hỏi giá một số loại sản phẩm, cuối cùng, chị chọn một chiếc cặp màu hồng nhạt, bên trên nhãn mác có ghi rõ xuất xứ từ Trung Quốc. Nữ khách hàng này chia sẻ: “Dù sao năm sau cũng phải mua lại cái mới nên mua cái này thôi, giá rẻ lại đẹp, mình lại tiết kiệm được một khoản để dành mua thứ khác. Năm sau có bỏ đi cũng không tiếc”.

Tương tự, nhiều phụ huynh khác cũng có suy nghĩ chọn hàng Trung Quốc hoặc hàng nhái để tiết kiệm, mặc dù biết chất lượng không bằng các nhãn hiệu có thương hiệu khác. Tận dụng cơ hội này, nhiều chủ cửa hàng tiến hành đặt mua, nhập khẩu hàng Trung Quốc, hàng nhái về bán với số lượng lớn. Thậm chí, một số nơi còn trộn lẫn các mặt hàng này vào hàng chất lượng rồi bán giá cao nhằm thu lời lớn.

Chưa hết, hiện nay một số thương hiệu sản xuất ba lô lớn tại Việt Nam có xu hướng không tự sản xuất hoặc sản xuất với số lượng nhỏ, sau đó nhập hàng Trung Quốc về và gắn nhãn mác của mình rồi bán ra thị trường với giá cao. Thậm chí, nhiều nơi đặt hàng Trung Quốc làm toàn bộ các khâu, kể cả dán nhãn mác và chỉ việc nhập về bán.

Song người tiêu dùng không biết, thêm nữa những DN này đã có thương hiệu từ lâu nên sản phẩm khi tung ra vẫn được sự đón nhận nhiệt tình mà không hề nghi ngờ về nguồn gốc sản phẩm. Một chủ DN chuyên sản xuất ba lô tại TPHCM cho biết, thông thường, những sản phẩm này có giá ngang bằng hoặc thấp hơn nhiều so với giá sản phẩm sản xuất ở Việt Nam. Đồng thời, chất lượng cũng kém hơn rất nhiều. Nguyên nhân chính do chi phí nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam khá cao nên hầu hết đều sử dụng nguyên liệu đã tái chế để tiết kiệm kinh phí.

Phụ huynh chọn mua dép cho con em bước vào năm học mới.

Phụ huynh chọn mua dép cho con em bước vào năm học mới.

Do vậy, thay vì đánh vào chất lượng, những nhà sản xuất này đánh mạnh vào mẫu mã sản phẩm, làm cho sản phẩm có nhiều màu sắc, hình ảnh thu hút hơn hàng Việt Nam. Chủ DN này cho biết thêm ba lô, túi xách là mặt hàng theo mùa, thường chỉ một vài tháng cao điểm, nếu DN cứ giữ nguyên và nuôi một đội ngũ công nhân lớn sẽ không có lợi nhuận, vì vậy DN chọn cách sản xuất một ít, nhập hàng một ít để giữ thế kinh doanh. Kết quả vẫn là người tiêu dùng chịu thiệt thòi, tốn nhiều tiền mua hàng Trung Quốc mà vẫn không biết, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bởi nguyên liệu là đồ tái chế, không rõ nguồn gốc và khá độc hại.

Làm sao để phân biệt hàng Trung Quốc dán nhãn mác Việt, hành nhái với hàng Việt Nam chất lượng? Ông Vũ Minh Khuê, Giám đốc Công ty TNHH MTV Rùa Con, cho biết hàng thật hầu hết đều có thêm lớp vải dù lót bên trong để đảm bảo độ bền. Bên cạnh đó, đường chỉ  được may kỹ, chắc chắn và đều đặn hơn so với các mặt hàng giả. Kiểu dáng bên ngoài thường in sắc nét, màu sắc rõ ràng và khó hư hỏng, mất màu hơn so với hàng nhái, hàng giả.

Các tin khác