CP bất động sản: Thừa lượng thiếu chất

Lý giải về việc CP bất động sản (BĐS) vẫn chưa thể nổi sóng mạnh trên sàn CK như ngân hàng (NH), bảo hiểm, CK… trong khi thị trường BĐS đang “nóng”, nhiều NĐT cho rằng dòng tiền vẫn chưa tìm đến nhóm CP này. Tuy nhiên, phải thừa nhận nhóm CP này thừa lượng nhưng thiếu chất.

Lý giải về việc CP bất động sản (BĐS) vẫn chưa thể nổi sóng mạnh trên sàn CK như ngân hàng (NH), bảo hiểm, CK… trong khi thị trường BĐS đang “nóng”, nhiều NĐT cho rằng dòng tiền vẫn chưa tìm đến nhóm CP này. Tuy nhiên, phải thừa nhận nhóm CP này thừa lượng nhưng thiếu chất.

Làng nhàng

Nói tới CP NH, NĐT biết đến ngay VCB, CTG, BID… CK có SSI, HCM… bảo hiểm có BVH, PVT… Còn nới tới CP BĐS, không cần có quá nhiều kinh nghiệm NĐT cũng có thể kể ra một loạt những cái tên, nhưng để chọn ra được CP nào thuần chất xem chừng khó khăn.

Trong nhóm CP trụ cột ảnh hưởng mạnh đến VN Index, VIC là CP BĐS duy nhất hiện diện. HAG cũng là một CP BĐS khá đình đám trước đây, nhưng dần dần sự chú ý dành cho CP bầu Đức lại lan sang các ngành như cao su, mía đường rồi gân đây là nuôi bò.

DIG cũng là một tên tuổi, vốn điều lệ hiện đạt 1.787 tỷ đồng, nhưng CP này hiếm khi nổi sóng, thanh khoản cũng không mấy ấn tượng, thị giá cũng chỉ hơn 1.2 dẫn đến giá trị vốn hóa cũng chỉ xấp xỉ 2.200 tỷ đồng. Vốn hóa không quá lớn, CP thiếu sóng, tất nhiên dòng tiền cũng dè dặt. Rồi SJS gần đây cũng nổi sóng trở lại, nhưng so với thời hoàng kim của CP này, tức là từ năm 2009 trở về trước còn kém xa.

NTL là một trong những CP BĐS đặc biệt nhất trên sàn, công ty gần như không gặp vấn đề gì về nợ. Nhưng nếu xét trên KQKD của NTL trong những năm gần đây, có thể thấy lợi thế đặc biệt không có nhiều ý nghĩa. Kể từ năm 2011 -2014, lãi ròng lần lượt 96, 71, 92 và 37 tỷ đồng, khá thất thường và không có một xu hướng rõ ràng. LCG cũng là một trường hợp đáng tiếc, khi CP này mỗi lần nổi sóng thường thu hút rất đông đảo các dòng tiền tham gia.

Nhưng vấn đề của LCG trong những năm gần đây là sự thiếu ổn định trong hoạt động, công ty chỉ mới thoát lỗ trong năm 2014 (sau khi thua lỗ 2 năm liền trước đó). Tính từ đầu năm đến nay, những CP BĐS kiểu như NTL, LCG, ITC… vẫn nổi sóng nhưng mang tính “nội bộ” nhiều hơn là sóng lớn kiểu NH hay bảo hiểm. Và thường những sóng kiểu này ít khi đón nhận những dòng tiền lớn, mạnh và dài.

Nếu thống kê ra thị giá, hiện tại một loạt CP BĐS chỉ có giá quanh quẩn ngưỡng 1.0, thậm chí dưới 1.0. Hệ quả dễ thấy là việc phát hành CP sẽ gặp thách thức, bởi không có lý gì NĐT chịu mua CP với giá 1.0 khi mà thị giá cũng chỉ là 1.0, thậm chí thấp hơn. Không huy động được vốn, các công ty sẽ phải “tự bơi”.

Khó huy động vốn

Trong một chừng mực nào đó, để huy động được vốn, các công ty BĐS niêm yết phải chứng tỏ được thực lực của mình, chẳng hạn kinh doanh có lãi, xóa lỗ lũy kế, chia cổ tức, thậm chí CP còn phải ra khỏi diện cảnh báo…

Nhưng trong những năm gần đây, ngoại trừ FLC tạo ra được một số nét tươi mới, còn lại nhóm CP BĐS đang trở nên “già cỗi”. Trong khi đó, nhìn qua những ngành chẳng hạn như phân phối, sẽ thấy các công ty vẫn đang lên sàn đều đều, từ MWG, PSD và sắp tới có DGW. Hoặc giả ngay chính từng CP, sau một giai đoạn khó khăn, tái cấu trúc thay đổi cũng đã làm mới mình. Tìm được CP BĐS nào có sự mới mẻ hiện giờ xem chừng rất khó.

Gần đây, VinaCapital công bố đã đầu tư 15 triệu USD để mua CP ưu đãi chuyển đổi của Novaland. Theo đánh giá của VinaCapital, Novaland hiện là một trong những đơn vị phát triển BĐS tư nhân lớn nhất Việt Nam và đang hướng đến mục tiêu trở thành nhà phát triển hàng đầu trong phân khúc trung-cao cấp về các khu căn hộ phức hợp và nhà phố.

Có nhiều cách lý giải cho thương vụ này, chẳng hạn như Novaland là một tên tuổi lớn, nên một quỹ đầu tư lớn rót tiền là chuyện hiển nhiên. Nhưng cũng có quan điểm có phần gay gắt: Vì trên sàn “hết hàng” nên VinaCapital buộc phải săn tìm CP dưới sàn.

Ảnh minh họa: LONG THANH

Ảnh minh họa: LONG THANH

Tất nhiên, khi CP BĐS chưa có sóng, NĐT có thể chỉ ra một loạt thách thức đến từ CP này. Nhưng trong một chừng mực nào đó, khi khẩu vị của dòng tiền thay đổi, hướng đến CP BĐS, cái nhìn có thể sẽ khác. Chẳng hạn những vấn đề đã sáng tỏ, nghĩa là đã được phản ánh vào giá, kỳ vọng dành cho CP BĐS sẽ tăng lên.

Có thể thấy việc tăng giá của CP, nhất là các blue chip thời gian qua có sự gắn kết rất chặt chẽ về lực của DN. Chẳng hạn trong nhóm CP bảo hiểm, BVH là tên tuổi lớn nhất nên tăng mạnh nhất, hay như tại NH, những NH lớn nhất như VCB, BID, CTG… cũng có tốc độ tăng ấn tượng nhất. Như vậy sóng của CP BĐS nếu xuất hiện, độ mạnh và độ bền sẽ phụ thuộc vào thực lực của chính những CP trong ngành.

Các tin khác