Mafia kiếm tiền từ khủng hoảng di cư

Trong khi các quốc gia châu Âu đang đau đầu với cuộc khủng hoảng di cư thì các nhóm tội phạm có tổ chức của Italia lại đang “mở cờ trong bụng” vì người di cư giờ đang trở thành “món hàng” đem lại nhiều lợi nhuận cho bọn chúng.

Trong khi các quốc gia châu Âu đang đau đầu với cuộc khủng hoảng di cư thì các nhóm tội phạm có tổ chức của Italia lại đang “mở cờ trong bụng” vì người di cư giờ đang trở thành “món hàng” đem lại nhiều lợi nhuận cho bọn chúng.

Việc chăm nuôi người di cư có thể khiến Chính phủ Italia mất khoảng 800 triệu EUR/năm, chưa kể các khoản đóng góp của cá nhân, công ty và các tổ chức phi lợi nhuận dành cho mỗi một người di cư lên đến 35EUR/ngày.

Những khoản tiền khổng lồ trên thỏi nam châm thu hút các tổ chức mafia của Italia. Theo các công tố viên và tổ chức dân sự của Italia, trong nhiều trường hợp, các băng nhóm mafia đã sử dụng mánh lới để có được những hợp đồng quản lý các trung tâm tiếp nhận người di cư.

Gabriella Stramaccioni, người phụ trách chính sách xã hội của Libera - một tổ chức chống mafia, nói: “Đây là một vấn đề rất phổ biến. Đón người di cư giờ đã trở thành công việc làm ăn”. Cuộc nói chuyện trên điện thoại của Salvatore Buzzi, một nhà hoạt động xã hội từng phải ngồi tù vì tội giết người trong những năm 1980, được cảnh sát Italia cho công bố năm ngoái có nội dung như sau: “Có biết tôi kiếm được bao nhiêu từ người nhập cư không? Ma túy ấy vậy mà lợi nhuận lại thấp đấy”. Đoạn hội thoại đã cho thấy một thực tế rằng số tiền mà các băng nhóm mafia kiếm được từ việc “chăm sóc” người di cư không hề nhỏ.

Giovanni Salvi, cựu Trưởng công tố Catania, ở Sicily (điểm đến đầu tiên được rất nhiều người di cư lựa chọn), cho biết các tổ chức tội phạm có được lợi nhuận lớn trong việc kinh doanh người nhập cư bởi lượng người đến với Italia rất đông. Khoảng 170.000 người đã vượt Địa Trung Hải vào Italia năm ngoái và số người trong năm nay dự kiến không hề thấp hơn. Nhà chức trách phải chạy đua với thời gian để tìm chỗ ở cho người di cư nên nhiều khi cũng chẳng buồn kiểm tra xem trung tâm tiếp nhận người di cư đó có thuộc về một tổ chức tội phạm nào không.

Theo một số quan chức Italia, doanh nghiệp tội phạm kinh doanh chỗ lánh nạn cho người tỵ nạn giờ đã có chân rết ở cả thủ đô Rome, được biết đến với tên gọi Mafia Capitale. Các băng nhóm mafia truyền thống như Cosa Nostra ở Sicily, 'Ndrangheta ở Calabria  hay Camorra ở Naples cũng có liên quan đến việc buôn bán người nhập cư, nhưng hoạt động không tích cực bằng Mafia Capitale.

Ông Salvi còn cho hay có một yếu tố mới làm bất ngờ dư luận Italia là một số tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng tham gia vào việc “khai thác” người di cư. “Các quan chức chính phủ sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi tiếp nhận người di cư là các NGO nhưng họ không biết rằng việc các tổ chức này tham gia cũng đơn giản chỉ là để kiếm tiền” - ông Salvi nói.

Người di cư trở thành món hàng kinh doanh của các tổ chức tội phạm.

Người di cư trở thành món hàng kinh doanh của các tổ chức tội phạm.

Cuối tháng 12 năm ngoái, các công tố viên của Italia đã phát hiện ra một tổ chức tội phạm liên quan đến người nhập cư. Ông trùm của tổ chức này đã thừa nhận thông đồng với các chính trị gia địa phương và các quan chức chính phủ để được thành lập các trung tâm nhập cư chạy dưới danh nghĩa của các tổ chức từ thiện và thu về các khoản lợi nhuận không nhỏ.

Ignazio Marino, thị trưởng thành phố Rome, đã phải đau đớn thừa nhận thực trạng này rằng: “chúng tôi đang cố gắng để khôi phục lại tính hợp pháp và minh bạch. Trong những năm gần đây, các chính trị gia và quan chức tham nhũng đã lợi dụng cuộc khủng hoảng di cư. Thay vì phục vụ người nghèo, những quan chức này đã trục lợi từ người nghèo”.

(Tổng hợp)

Các tin khác