Kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27-7

Về nguồn - Âm vang Trường Sơn

Vượt qua chặng đường hơn 1.000km, đoàn cán bộ Ban Tuyên giáo và báo chí TPHCM gần 80 người chúng tôi đã có mặt tại TP Huế, bắt đầu cho chuyến hành trình về nguồn mang tên Âm vang Trường Sơn. Theo kế hoạch, lịch trình kéo dài 4 ngày 3 đêm, đoàn lần lượt di chuyển từ TPHCM ra các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và sau đó về Đà Nẵng. Trong đó, trọng tâm của hành trình về nguồn tập trung ở 2 tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình. Là thành viên được vinh dự đồng hành cùng mọi người trong suốt chặng đường, trong tôi có biết bao cảm xúc không nói nên lời.

Vượt qua chặng đường hơn 1.000km, đoàn cán bộ Ban Tuyên giáo và báo chí TPHCM gần 80 người chúng tôi đã có mặt tại TP Huế, bắt đầu cho chuyến hành trình về nguồn mang tên Âm vang Trường Sơn. Theo kế hoạch, lịch trình kéo dài 4 ngày 3 đêm, đoàn lần lượt di chuyển từ TPHCM ra các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và sau đó về Đà Nẵng. Trong đó, trọng tâm của hành trình về nguồn tập trung ở 2 tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình. Là thành viên được vinh dự đồng hành cùng mọi người trong suốt chặng đường, trong tôi có biết bao cảm xúc không nói nên lời.

Đoàn về nguồn dâng hoa Thành cổ Quảng Trị.

Đoàn về nguồn dâng hoa Thành cổ Quảng Trị.

1. Từ TPHCM, đoàn chúng tôi đến sân bay Phú Bài, TP Huế đúng giữa trưa. Ngay sau đó chúng tôi lên xe di chuyển ra Quảng Trị. Quảng Trị đón chúng tôi bằng cái nắng chiều gay gắt giữa những ngày hè cuối tháng 7. Thật đúng với những gì người ta hay nói về nơi đây, mảnh đất cằn sỏi đá, thời tiết khắc nghiệt không chiều lòng người. Có như vậy mới thấy rõ cuộc sống người dân nơi đây vất vả như thế nào, vì vậy tôi càng khâm phục tinh thần chịu thương chịu khó của người dân nơi mảnh đất cằn cỗi của khúc ruột miền Trung. Qua bao thăng trầm, lịch sử, mảnh đất này là nhân chứng trong suốt hơn 20 năm đất nước bị chia cắt, với biết bao sự kiện bi tráng của mảnh đất nằm trên “Vĩ tuyến 17 - Ngày và Đêm”.

Rẽ qua phía bên phải khi đi hướng từ Huế ra, qua một con đường nhỏ và đầy rợp bóng cây, chúng tôi có mặt ở Thành cổ Quảng Trị để làm lễ viếng và dâng hương đến các anh, các chị đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp cứu nước vĩ đại. Nằm giữa trung tâm thị xã Quảng Trị, cách Quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn chừng 200m về phía Nam, đứng soi mình xuống dòng sông Thạch Hãn hiền hòa, Thành cổ Quảng Trị uy nghi, trầm mặc và nhuốm màu cổ kính. Nơi đây, dưới lớp cỏ non Thành cổ, lòng đất đã thấm đẫm máu hàng ngàn chiến sĩ và đồng bào Quảng Trị.

Chúng tôi chia thành 2 hàng dọc và tiến hành viếng, dâng hương để tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn đối với cha anh đã nằm xuống. Đứng giữa trời linh thiêng, giữa khói nhang tỏa khắp, tôi có cảm giác nghèn nghẹn, cảm thấy mình quá đỗi nhỏ bé khi đứng giữa các anh. Càng thấm thía và đau xót hơn khi nghe những câu chuyện gia đình, tình yêu đôi lứa còn dang dở nhưng đành gác lại và sẵn sàng ra chiến trường. Thương là thế, đau là thế bởi sự khốc liệt của cuộc chiến tranh đã cướp đi bao ước mơ, bao hoài bão về tương lai với gia đình sum họp. Khóe mắt cay cay, tôi ngửa mặt lên để ngăn dòng cảm xúc. 

Lễ thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn.

Lễ thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn.

2. Xung quanh tôi không ít anh chị, cô chú cũng không cầm được nước mắt. Tôi đặc biệt ấn tượng với một chú cựu chiến binh đang mặc quân phục. Chú đã lớn tuổi, mặt có nhiều nếp nhăn vì gian nan, gió sương. Đến bên bia tưởng niệm chú đứng lặng khá lâu, đôi mắt ngân ngấn, thỉnh thoảng lại thấy chú đưa tay lên lau vội. Đến gần chú thăm hỏi, tôi được biết chú tên Nguyễn Nhân Mùi, từng là chiến sĩ trực tiếp chiến đấu tại bến vượt Nhan Biều và Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm, từ 28-6 đến 16-9-1972. Sau ngày đất nước thống nhất, chú Mùi về quê ở Hải Dương sinh sống. Bao nhiêu năm mới có dịp cùng đơn vị trở lại chiến trường xưa, nơi một thời gắn bó với mảnh đất đầy bom đạn, đứng giữa đất trời linh thiêng, chú bùi ngùi đọc bài thơ mình đã làm gửi đến các đồng đội đã ngã xuống:

 “Cùng vượt sông vào Thành cổ

Cùng gạt bom đạn để bơi qua

Bom với nước ầm ầm tung tóe

Cuốn phăng đồng đội trôi xuôi dòng

Có đứa nào….? cứu tao, cứu tao với

Nghẹn lòng, nghe tiếng đồng đội trôi

Cũng có đứa bị bom nước hất lên bờ

Sau tỉnh dậy lại bơi vào Thành cổ

Bến vượt Nhan Biều như người Mẹ của Thành cổ

Đau ruột, nén lòng để tiếp đạn, chuyển lương

Cho con mình Thành cổ, diệt giặc, lập công”

Với chú, những năm tháng tối lửa tắt đèn có nhau cùng đồng đội vẫn sống mãi và ăn sâu trong tiềm thức.

Bà Thân Thị Thư, Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy TPHCM (đứng đầu), cùng đoàn về nguồn, nén dòng cảm xúc khi nhìn những bức ảnh khốc liệt của cuộc chiến tranh.

Bà Thân Thị Thư, Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy TPHCM (đứng đầu),
cùng đoàn về nguồn, nén dòng cảm xúc khi nhìn những bức ảnh khốc liệt
của cuộc chiến tranh.

Đi thêm khoảng 200m, tất cả các thành viên có mặt tại bờ sông Thạch Hãn làm lễ thả hoa lúc 4 giờ chiều. Sau đó, toàn đoàn di chuyển về Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn làm lễ dâng hương và thắp nến tri ân đến các anh. Tham gia hành trình năm nay, chúng tôi khá may mắn bởi được gặp nhiều bạn bè, anh chị từ nhiều nơi, nhất là người dân địa phương cùng đến tham gia dọn dẹp, làm vệ sinh khu vực mộ rồi thắp nến. Toàn khu nghĩa trang hơn 30.000 ngôi mộ đều sáng rực trong rừng nến, hòa lẫn trong những giây phút thiêng liêng nơi các anh an nghỉ. 

Dâng hương tưởng nhớ đến các liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn.

Dâng hương tưởng nhớ đến các liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn.

3. Ngày thứ hai của chúng tôi bắt đầu bằng hoạt động nối tiếp dâng hương và thắp nến tri ân tại Nghĩa trang Đường 9, nơi yên nghỉ của hơn 10.000 liệt sĩ với đầy đủ 3 thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã hy sinh trên chiến trường Đường 9 và chiến trường Quảng Trị nói riêng và trên đất bạn Lào nói chung.

Đây là công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ quy mô lớn, có tính nghệ thuật cao; thể hiện sự tri ân của Đảng và Nhà nước ta đối với những người con trên mọi miền Tổ quốc đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong hương khói tri ân các anh hùng liệt sĩ, trong tôi văng vẳng ca khúc “Tiếng hát trên đường quê hương” của nhạc sĩ Huy Thục:

Ai đã tới miền quê em Quảng Trị, Thừa Thiên

Qua Đường 9, tình Gio Linh lắng trong giọng hò.

Mừng vui bao tin thắng trận,

Sông Ba Lòng bay bổng lời ca

Quê nhà ta nay đã đổi thay lớn lên từng ngày.

Chia tay các chị, các anh, đoàn chúng tôi lên xe tiếp tục cuộc hành trình về Quảng Bình thăm viếng nhà và mộ Đại tướng Võ Nguyên Gíáp. Cách thành phố Đông Hà, Quảng Trị khoảng 70km và thành phố Đồng Hới hơn 40km về phía Nam, nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy được bao bọc bởi một màu xanh của cây trái.

Trải qua mấy chục năm, biết bao thăng trầm, nơi đây vẫn giữ nguyên vẹn nét thanh bình, tĩnh lặng. Căn nhà nhỏ 3 gian, 2 chái lợp ngói, mái hiên được lợp bằng lá cọ, cửa bức bàn - kiểu điển hình của những ngôi nhà ở làng quê Lệ Thủy từ xa xưa. Đặc biệt, phía sau nhà của Đại tướng là con sông Kiến Giang như dải lụa màu xanh mềm mại bao bọc quanh, tạo hình ảnh ngôi nhà vùng quê đơn sơ, mộc mạc, lưu giữ biết bao kỷ niệm của vị tướng dân tộc. Chúng tôi lên thắp hương và chụp với nhau tấm hình tập thể để lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ này.

Ông Nguyễn Tấn Phong, Thành ủy viên, Tổng Biên tập Báo SGGP, thắp nến tri ân bên mộ liệt sĩ Nghĩa trang Trường Sơn.

Ông Nguyễn Tấn Phong, Thành ủy viên, Tổng Biên tập Báo SGGP,
thắp nến tri ân bên mộ liệt sĩ Nghĩa trang Trường Sơn.

Theo đúng lộ trình, đúng 14 giờ 30 đoàn có mặt tại Vũng Chùa - Đảo Yến, nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nằm cách Đèo Ngang 7km về phía Nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, nơi an táng Đại tướng là ngọn núi Thọ, mũi Rồng thuộc dãy Hoành Sơn đâm ngang ra biển. Vũng Chùa cũng nằm bên vịnh nước sâu Hòn La, dưới chân đèo Ngang hùng vĩ, được xem là bãi biển sạch, cát trắng trải dài, được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ.

So với nhiều bãi biển khác, Vũng Chùa thu hút nhiều du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ và yên bình. Với địa thế hình cánh quạt, lại được bao bọc bởi 3 đảo là Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm nên khu vực này khá kín gió. Vì vậy, dù hướng ra biển Đông nhưng sóng ở đây không ào ạt xô bờ mà nhẹ nhàng vỗ về bờ cát.

Dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ tại Nghĩa trang Đường 9.

Dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ tại Nghĩa trang Đường 9.

Bởi vậy khi đến đây, tôi có cảm giác yên bình, nhẹ nhàng đến lạ. Dừng xe ở phía dưới đường, chúng tôi bỏ lại đằng sau những ba lô nặng trĩu và theo hàng tiến lên viếng mộ Đại tướng. Mộ nằm trên dốc cao và cách đường chính khoảng 200m, con đường lên dù đã phủ bê tông nhưng vẫn còn nhiều chỗ chông chênh.

Đứng trước mộ thắp nén hương, tự nhiên ai ai cũng ngậm ngùi, nhưng cố kìm nén cảm xúc và nhanh chóng di chuyển để đến lượt người khác vì ngoài đoàn chúng tôi còn rất nhiều người dân ở khắp nơi trên cả nước hàng ngày viếng Đại tướng. Một thứ tình cảm đáng quý, thiêng liêng, kính mến mà người dân luôn giành cho vị tướng của dân tộc.

Các tin khác