Maldives bán đất và nỗi lo Trung Quốc

Tổng thống Maldives Abdulla Yameen đã thông qua đạo luật cho phép người nước ngoài mua đất tại đây. Trong khi chính phủ kỳ vọng luật mới giúp quốc gia ở Ấn Độ Dương thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài, một số ý kiến lại quan ngại về việc Trung Quốc có thể sử dụng đạo luật trên để phục vụ lợi ích của Bắc Kinh.

Tổng thống Maldives Abdulla Yameen đã thông qua đạo luật cho phép người nước ngoài mua đất tại đây. Trong khi chính phủ kỳ vọng luật mới giúp quốc gia ở Ấn Độ Dương thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài, một số ý kiến lại quan ngại về việc Trung Quốc có thể sử dụng đạo luật trên để phục vụ lợi ích của Bắc Kinh.

Đạo luật này phục vụ mục đích thu hút đầu tư nước ngoài. Trước kia, các nhà đầu tư đã thuê đất từ chính phủ Maldives với thời hạn lâu nhất là 99 năm. Luật mới cho phép người nước ngoài đầu tư hơn 1 tỷ USD để sở hữu vĩnh viễn đất đai tại Maldives, với điều kiện ít nhất 70% diện tích của khu đất phải là bãi bồi đắp.

Tính tổng cộng, 10% lãnh thổ của quốc đảo ở Ấn Độ Dương này có thể được bán cho người nước ngoài. Chính phủ Maldives hy vọng rằng, cuộc cải cách sẽ thu hút các nhà đầu tư vào các đặc khu kinh tế của Maldives, sẽ giúp đa dạng hóa nền kinh tế và phát triển đất nước không chỉ bằng ngành du lịch. Tuy nhiên, một số nghị sĩ của Maldives lại bày tỏ quan ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng đạo luật này để phục vụ cho lợi ích của nước này.

Sự quan tâm của Trung Quốc dành cho Maldives là một thực tế. Trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Maldives vào tháng 9-2014, Chính phủ Maldives đã đồng ý cho một công ty Trung Quốc nâng cấp sân bay của thủ đô nước này và 2 bên cùng thảo luận về những dự án khác. Hơn thế, Maldives và Trung Quốc đã trở thành các đối tác trong quá trình thực hiện dự án Con đường tơ lụa do Trung Quốc khởi xướng mà cụ thể  Maldives  tham gia thực hiện giai đoạn tạo ra tuyến đường thương mại từ tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc tới biển Địa Trung Hải thông qua Nam Á và Đông Phi.

Với tiềm lực kinh tế của Trung Quốc, nhiều chuyên gia nhận xét Trung Quốc đang muốn mua cả thể giới. Một sự kiện gần đây nhất đã minh chứng cho nhận định trên khi công ty đầu tư Trung Quốc Tzaneen International mua sân bay quốc tế bỏ hoang Ciudad Real cách thủ đô Madrid của Tây Ban Nha 200km. Ciudad Real là sân bay tư nhân đầu tiên của Tây Ban Nha.

Được xây dựng vào năm 2008 với hơn 1 tỷ EUR, sân bay bắt đầu hoạt động trong năm 2009 và tiếp nhận chuyến bay quốc tế đầu tiên vào tháng 6-2010. Nhưng đến tháng 10 năm đó đã tuyên bố phá sản. Năm 2012, sân bay này đóng cửa và bị bỏ hoang. Các nhà đầu tư Trung Quốc tuyên bố đầu tư thêm khoảng 100 triệu USD, khôi phục lại sân bay để biến nơi đây thành một cửa ngõ chính để các doanh nghiệp Trung Quốc xâm nhập châu Âu.

Maldives, quốc gia nhỏ bé ở Ấn Độ Dương với kỳ vọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ đạo luật mới.

Maldives, quốc gia nhỏ bé ở Ấn Độ Dương với kỳ vọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
từ đạo luật mới.

Quay trở lại với nỗi lo của một số nghị sĩ Maldives, điều này không phải không có cơ sở. Cuối tháng 6 vừa qua, dư luận Nga đã tỏ ra bất bình với kế hoạch của ban lãnh đạo vùng Zabaikal: chuyển 115.000ha đất nông nghiệp cho nhà đầu tư Trung Quốc thuê. Điều đầu tiên dư luận Nga lo về nguy cơ  rủi ro địa chính trị từ việc chuyển giao cho người Trung Quốc sử dụng trong một thời hạn dài.

Hợp đồng thuê dài hạn 49 năm tạo điều kiện để các “du khách” thâm nhập bén rễ tại vùng đất này và hẳn là sẽ muốn bám trụ ở Nga mãi mãi. Song hành với nỗi lo là sự sợ hãi với thói quen dùng hóa chất trong sản xuất của người Trung Quốc. Nhiều người e ngại những người Trung Quốc thuê được đất, khi kết thúc hợp đồng, sẽ để lại cho người Nga một mảnh đất bị vắt kiệt sức sống và chưa biết sẽ mất bao nhiêu thập niên để hồi phục.

Trong trường hợp của Maldives, nhiều người còn e ngại Trung Quốc sẽ đổ tiền mua đất để có thể thiết lập các căn cứ quân sự tại quốc gia ở Ấn Độ Dương, nơi được xem có vị trí quan trọng trong tuyến hàng hải nối liền Đông-Tây.

Các tin khác