cải cách chưa như kỳ vọng

Đổi mới mô hình sở hữu

Theo báo cáo “Điểm lại” của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố cuối tuần qua, Việt Nam đã có mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 5 năm qua (6,28%). Tuy nhiên, việc có đạt được tăng trưởng kinh tế cao nhưng bền vững còn tùy thuộc vào khả năng duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu nền kinh tế.

Theo báo cáo “Điểm lại” của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố cuối tuần qua, Việt Nam đã có mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 5 năm qua (6,28%). Tuy nhiên, việc có đạt được tăng trưởng kinh tế cao nhưng bền vững còn tùy thuộc vào khả năng duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu nền kinh tế.

Trễ nải khâu thực thi

Theo báo cáo được công bố 2 lần/năm của WB, đây là tín hiệu khá tốt đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh lạm phát thấp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã dần nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh tế, đồng thời điều chỉnh tỷ giá để bảo đảm tính cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, ông Sebastian Eckardt cho rằng cân đối ngân sách của Việt Nam vẫn là điều cần lưu ý. Trong bối cảnh nợ công tăng nhanh những năm gần đây, chi phí trả nợ có thể là gánh nặng cho ngân sách. Ngoài ra, tiến độ cải cách cơ cấu chưa tương xứng với kỳ vọng, đặc biệt là trong việc cơ cấu lại DNNN và một phần trong cải cách NH.

Việc NHNN điều chỉnh tỷ giá hối đoái thời gian vừa qua là dấu hiệu lành mạnh, phản ánh đúng tỷ lệ lạm phát của Việt Nam. Nhưng trong dài hạn, Việt Nam cần điều chỉnh linh hoạt hơn để bám sát sự biến động của thị trường. Bởi trong tương lai, việc có đạt được tăng trưởng kinh tế cao hơn và bền vững hơn hay không tùy thuộc vào khả năng duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô và đẩy nhanh cải cách cơ cấu ở Việt Nam.

Bà Victoria Kwakwa,
Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam

Thực tế Chính phủ đã có những biện pháp cải cách tích cực, trong đó có việc ban hành Nghị định 61 về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai, minh bạch thông tin tài chính của DN có vốn nhà nước. Tuy nhiên, theo WB, tốc độ cơ cấu DNNN dường như đang chậm lại do khâu thực hiện chưa tuân thủ tốt khung pháp lý mới. Riêng về cải cách lĩnh vực NH, ông Sandeep Mahajan, chuyên gia Kinh tế trưởng của WB, cho biết cải cách NH đã có nhiều tiến triển, đặc biệt trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập.

Nhiều vụ sáp nhập và mua lại các NH nhỏ được thực hiện bởi các NH thương mại có quy mô lớn. Song do khung pháp lý chưa đầy đủ và phù hợp cho việc xử lý nợ xấu, cùng với việc Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) có vốn nhỏ và năng lực hạn chế, đang tiếp tục là trở ngại cho việc xử lý nợ xấu. “Nhiệm vụ trọng tâm vẫn là tiếp tục đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại khu vực DNNN và cải cách khu vực NH, đặc biệt là xử lý nợ xấu” - chuyên gia WB đánh giá.

Vì thế, theo WB, một kế hoạch củng cố tài khóa đáng tin cậy trong trung hạn cùng với những biện pháp nghiêm túc nhằm củng cố tình hình tài chính của DNNN và khu vực NH sẽ đóng vai trò quan trọng giúp giảm áp lực lên tính bền vững của nợ công và gia tăng niềm tin của khu vực tư nhân. Xét về mặt tăng trưởng, các thỏa thuận thương mại sẽ tạo cơ hội cho DN Việt Nam thu hút thêm nhiều vốn đầu tư nước ngoài, đa dạng hóa và xúc tiến thương mại thông qua tiếp cận các thị trường lớn và giàu có hơn.

Áp đặt kỷ luật ngân sách, thị trường

Trong báo cáo về DNNN vừa công bố, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đề xuất đổi mới mô hình chủ sở hữu quản lý vốn đầu tư tại những DN này để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình cải cách thể chế, cũng như biến dạng thị trường kinh tế. Theo CIEM, sau 9 năm chính thức là thành viên WTO với cam kết minh bạch hóa hoạt động thị trường kinh tế, hiện nay vẫn còn khoảng 800 DNNN với tổng tài sản lên tới 80% GDP, gấp hơn 5 lần so với quy mô tài sản của các DNNN trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) là 15% GDP.

Nên với nguyên tắc quản trị DNNN của OECD liên quan đến thúc đẩy sở hữu tư nhân, cạnh tranh bình đẳng, động cơ lợi nhuận, sản xuất kinh doanh định hướng quan hệ cung - cầu của thị trường, DNNN đang bị đánh giá có xu hướng làm biến dạng thị trường trong nước. Điều này đang gây ra một loạt hệ lụy xấu cho nền kinh tế. Thí dụ, các NHTM đang dành phần lớn ưu tiên cho DNNN dù bị đánh giá hoạt động kém hiệu quả, rủi ro tín dụng cao với tổng dư nợ lên đến 20%, tập trung vào một số ít TĐ, TCT lớn.

Để tạo động lực cải cách thể chế kinh tế phi thị trường hiện nay, nhất là tái cơ cấu DNNN cần đổi mới mô hình chủ sở hữu quản lý vốn đầu tư tại DNNN.
Để tạo động lực cải cách thể chế kinh tế phi thị trường hiện nay, nhất là tái cơ cấu
DNNN cần đổi mới mô hình chủ sở hữu quản lý vốn đầu tư tại DNNN.

Bên cạnh đó, mặc dù hệ thống pháp luật đã nỗ lực đặt DNNN trong khuôn khổ chung với DN tư nhân, nhưng thực tế ứng xử trong thể chế kinh tế Việt Nam đang tạo cho DNNN quá nhiều lợi thế cạnh tranh. Theo nguyên tắc quản trị DNNN của OECD 2014, tất cả điều này xuất phát từ sự bất hợp lý trong khuôn khổ quản trị DNNN, khi mà chính sách sở hữu của Nhà nước thiếu thống nhất và chưa rõ ràng. Cụ thể, các chính sách này không nêu rõ mục tiêu, yêu cầu chủ sở hữu quản lý vốn đầu tư tại DN khiến cơ chế, bộ máy và nguồn lực để giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu đầu tư vốn nhà nước khó đi vào thực chất.

Hệ thống giám sát kém hiệu quả khiến sai lệch thông tin và quan hệ giá cả, cung-cầu của thị trường; hệ thống thông tin không minh bạch làm tăng chi phí giao dịch của thị trường, méo mó quan hệ kinh doanh và cạnh tranh; bộ máy quản lý điều hành DN phân quyền lớn nhưng thiếu trách nhiệm giải trình. Từ đó, DNNN mất động lực, đồng thời không chịu và sẵn sàng chịu áp lực tạo lợi nhuận dẫn đến mất năng lực cạnh tranh trên thị trường, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế cũng như tất cả cộng đồng DN.

Để tạo động lực cải cách thể chế kinh tế phi thị trường hiện nay, nhất là tái cơ cấu DNNN, song song với đổi mới vai trò, chức năng của DNNN,  cần áp đặt kỷ luật ngân sách và kỷ luật thị trường, CPH phải đi vào thực chất. CIEM đưa ra đề xuất cụ thể là đổi mới mô hình chủ sở hữu quản lý vốn đầu tư tại DNNN.

Theo đó, kịch bản 1 là trường hợp cơ quan chủ sở hữu đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước, ban hành chính sách chung cho các thành phần kinh tế phải có bộ phận chuyên trách đủ thẩm quyền thực hiện chức năng chủ sở hữu. Nếu không, theo kịch bản 2, phải xem xét thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng chủ sở hữu quản lý vốn đầu tư tại DNNN.

Các tin khác