Làm thương hiệu từ chuyện nhỏ

Có lẽ nhắc đến “cuộc chiến thị phần siêu thị”, từ nhiều năm trước chúng ta đã thấy các chuyên gia, nhà phân tích có những đánh giá rất cụ thể về điểm mạnh-điểm yếu của từng doanh nghiệp ngoại, doanh nghiệp nội.

Có lẽ nhắc đến “cuộc chiến thị phần siêu thị”, từ nhiều năm trước chúng ta đã thấy các chuyên gia, nhà phân tích có những đánh giá rất cụ thể về điểm mạnh-điểm yếu của từng doanh nghiệp ngoại, doanh nghiệp nội.

Từ những tiềm năng lớn của thị trường bán lẻ Việt Nam như tỷ lệ người mua hàng ở siêu thị thấp, tốc độ tăng trưởng bán hàng hàng năm cao, mạng lưới phân phối trên đầu người ít. Rồi đến các phân tích điểm mạnh của doanh nghiệp bán lẻ ngoại như tiềm lực kinh tế lớn, thương hiệu được nhiều người biết đến, có mối quan hệ với đối tác lớn, số lượng cửa hàng nhiều, kinh nghiệm truyền thông hiệu quả, cửa hàng rộng và nằm ở những vị trí đẹp, thuận tiện.

Trong khi đó, điểm yếu của những nhà bán lẻ Việt Nam tiềm lực kinh tế, tài chính yếu, thiếu kinh nghiệm cạnh tranh, không có sự liên kết nhằm tăng sức mạnh, tham xây dựng chuỗi bán lẻ lớn trong khi nhân lực và tài lực chưa đáp ứng...

Nói về thắng thua cuộc chiến siêu thị nội ngoại nên để các nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô bàn bạc, đưa ra biện pháp cụ thể. Còn dưới góc độ vi mô của người nội trợ, tôi thấy những siêu thị ngoại biết “chiều chuộng lấy lòng” khách hàng hơn, dù đó chỉ là một hành động rất nhỏ. Cụ thể do tâm lý mua đồ thịt, cá tươi sống nhiều người muốn được “xem tận mắt, sờ tận tay”.

Sau đó, muốn rửa tay tại những siêu thị nội khách hàng phải nhờ vòi nước dùng chung của nhân viên hoặc lau tạm vào chiếc khăn đầy mỡ thịt cá mà lau xong còn thấy bẩn hơn. Trong khi đó, khi đi siêu thị Lotte ngay cạnh quầy hàng thực phẩm tươi sống tôi thấy có một vòi nước dành riêng cho khách hàng rửa tay.

Đặc biệt, vào ngày cuối tuần đông người chỉ có 1 vòi nước nên nhiều khi khách hàng phải chờ nhau lần lượt rửa tay. Vì vậy nhân viên siêu thị đã điều động thêm 2 vòi nước “lưu động” để gần đó phục vụ nhu cầu rửa tay. Nói là vòi nước lưu động bởi do không có nguồn nước cố định, nhân viên siêu thị phải xách từng can nước để phục vụ nhu cầu khách hàng.

Có lẽ các nhà hoạch định “đao to búa lớn” cho rằng thuận lợi của doanh nghiệp siêu thị nội là hiểu văn hóa tiêu dùng của người Việt. Nhưng nói về văn hóa tiêu dùng nó quá xa vời, quá rộng với chúng tôi. Nên chăng những siêu thị nội hãy học hỏi cách làm “gãi đúng chỗ ngứa” từ những chuyện nhỏ nhặt để khách hàng cảm thấy mình là thượng đế, được quan tâm, từ đó sẽ ưu tiên và thích thú khi “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Các tin khác