Cổ phần hóa khó đạt mục tiêu?

Trong giai đoạn 2014-2015, Chính phủ đặt mục tiêu cổ phần hóa (CPH) 432 DNNN, trong đó năm 2014 đã sắp xếp được 167 DN (CPH 143 DN). Hiện vẫn còn 228 DN đang tiến hành CPH. Việc CPH các DNNN còn lại sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Dự kiến năm 2015 khó hoàn thành mục tiêu CPH đã đề ra.

Trong giai đoạn 2014-2015, Chính phủ đặt mục tiêu cổ phần hóa (CPH) 432 DNNN, trong đó năm 2014 đã sắp xếp được 167 DN (CPH 143 DN). Hiện vẫn còn 228 DN đang tiến hành CPH. Việc CPH các DNNN còn lại sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Dự kiến năm 2015 khó hoàn thành mục tiêu CPH đã đề ra.

Nhiều lo ngại

Điều đáng lo hơn cả, theo nhiều chuyên gia là đa số DNNN sau CPH, Nhà nước vẫn nắm giữ trên 35% vốn, có DN trên 50% vốn và điều tôi lo ngại nhất là ban lãnh đạo các DNNN sau CPH vẫn là người của Nhà nước. Hơn 20 năm gắn bó với Câu lạc bộ DNNN thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, tôi có cảm giác quá trình CPH DNNN hiện nay đang tồn tại tình trạng bình mới rượu cũ, khi nhiều DNNN sau CPH không có thay đổi về cung cách làm ăn, kinh doanh.

Bên cạnh đó, chúng ta bàn nhiều về CPH DNNN nhưng vấn đề là tư nhân bên ngoài có tham gia quá trình CPH để thay đổi quản trị DNNN không mới thực sự quan trọng. Theo quan sát của tôi, hiện nay người ngoài chưa nhảy được vào DNNN, có rất nhiều DNNN đã CPH xong từ rất lâu nhưng cán bộ lãnh đạo DN vẫn là người được cơ quan nhà nước cử vào và vẫn hoạt động trì trệ theo thói quen cũ, không tạo ra những thay đổi tích cực. Hơn nữa việc CPH DNNN hiện nay phải để cho những cổ đông hoặc những thành phần tham gia DN cơ chế tự bầu, tự chọn người lãnh đạo.

Cổ đông chiến lược nhưng không được nắm được quyền kinh doanh đồng tiền bỏ ra, làm sao tư nhân họ dám vào. Thậm chí phải có những cuộc thi cử lãnh đạo DN đi kèm với những cam kết về phát triển DN. CPH mà Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối DN, việc cổ phần chỉ là câu chuyện trên giấy tờ.

Tôi cho rằng đừng quá lo ngại tình trạng độc quyền tư nhân sau CPH DNNN. Bởi về lý thuyết, độc quyền tư nhân khó xuất hiện trong một cơ chế thị trường hoàn hảo. Nếu DN tư nhân này không đủ mạnh sẽ có DN tư nhân khác nhảy vào cạnh tranh sòng phẳng theo luật pháp, nên không thể nảy sinh độc quyền. Chỉ khi Nhà nước vừa nắm DN vừa tạo ra khuôn khổ pháp lý, độc quyền mới dễ xuất hiện, còn tư nhân buộc phải kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật mới tồn tại được.

Thiếu chế tài mạnh

Một số câu chuyện về quản trị DN mà tôi ghi nhận được sau hơn 20 năm gắn bó với Câu lạc bộ DNNN. Thứ nhất là câu chuyện lương tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN). Trước đây lương cán bộ, nhân viên dầu khí không cao nhưng nhờ một lãnh đạo PVN xin được giữ lại 5% doanh thu, tiền bán dầu để tái đầu tư, từ đó lương của cán bộ ngành dầu khí tăng vọt, cao gấp mấy lần ngành hàng không, bưu chính viễn thông cho dù nhân viên ngành này chả làm gì để cải tạo quy trình sản xuất, cải tiến lao động. Một cán bộ làm ở một trường dạy nghề của ngành dầu khí 1 năm cũng được hưởng 48 tháng lương.

Tương tự trong ngành than. Khi đấu thầu khai thác mỏ than ở Quảng Ninh, một DNNN đang khai thác cho rằng phải bóc 7 tấn đất đá mới khai thác thác được 1 tấn than, nên việc khai thác than lỗ triền miên nhiều năm là điều khó tránh khỏi. Nhưng khi 1 DN Australia vào, họ đề xuất DNNN nhượng quyền khai thác than và đảm bảo khai thác có lãi và nộp lợi nhuận 35% doanh thu, các cơ quan quản lý nhà nước lại không đồng ý và cứ để cho DNNN này làm và tiếp tục lỗ.

CPH mà Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối DN, việc cổ phần chỉ là câu chuyện trên giấy tờ.

CPH mà Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối DN,
việc cổ phần chỉ là câu chuyện trên giấy tờ.

Vấn đề hiện nay là thiếu một chế tài mạnh buộc các DNNN phải cải cách. Bởi thực tế đến nay mới có một số lãnh đạo bộ nói rằng “tôi giao cho anh CPH trong khoảng thời gian đó nếu không hoàn thành tôi sẽ kỷ luật anh”. Tuy vậy đấy cũng chỉ là phát biểu, chưa được luật hóa, chưa rõ ràng.

Quá trình CPH DNNN phải đưa ra được những DN nào cần để lại, DN nào buộc phải CPH, không CPH được phải giải thể mới tạo sức ép đủ lớn trong chính sách. DNNN hiện chiếm một tỷ trọng quá lớn với tổng giá trị tài sản 2,8 triệu tỷ đồng, tương đương 80% GDP, vốn chủ sở hữu 1,1 triệu tỷ đồng trong khi nhiệm vụ lại không rõ ràng.

Tổng dư nợ nước ngoài của DNNN đến hết năm 2014 là 325.936 tỷ đồng, trong đó vay tự trả 24%, vay lại từ Chính phủ 38%, Chính phủ bảo lãnh vay 38%. Thế nhưng khi các DNNN thua lỗ người ta lại viện lý do vì DN phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ nọ, nhiệm vụ kia. Do đó, tôi cho rằng cần quy định rõ DNNN phải làm nhiệm vụ gì, còn lại phải kinh doanh có lãi. Nếu cần, quy mô của các DNNN càng thu hẹp, càng nhỏ càng tốt.

Theo quy định của Luật DN 2014, DN 100% vốn nhà nước mới được gọi là DNNN, điều này đã biến nhiều DN bỗng dưng không còn là DNNN nhưng bản chất vẫn vậy. Thực trạng các DNNN đã CPH rồi nhưng phần vốn góp của Nhà nước còn quá lớn sẽ kìm hãm sự phát triển chung của nền kinh tế. Vì thế, việc thu hẹp DNNN phải là thu hẹp cả phần cổ đông vốn nhà nước trong các DN đã CPH.

Các tin khác