Chiến lược bơm vốn, thoái vốn

Quá trình tái cấu trúc ngành NH, đặc biệt khi Chính phủ buộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải thoái vốn ngoài ngành, trong đó có lĩnh vực tài chính NH, được xem là cơ hội để nhà đầu tư bỏ vốn. Không chỉ nhà đầu tư nước ngoài đánh giá tiềm năng tăng trưởng và khả năng sinh lời của ngành NH Việt Nam còn rất lớn, mà ngay cả nhà đầu tư trong nước cũng đang tìm cách nhảy vào.

Quá trình tái cấu trúc ngành NH, đặc biệt khi Chính phủ buộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải thoái vốn ngoài ngành, trong đó có lĩnh vực tài chính NH, được xem là cơ hội để nhà đầu tư bỏ vốn. Không chỉ nhà đầu tư nước ngoài đánh giá tiềm năng tăng trưởng và khả năng sinh lời của ngành NH Việt Nam còn rất lớn, mà ngay cả nhà đầu tư trong nước cũng đang tìm cách nhảy vào.  

Đích ngắm của tập đoàn kinh tế tư nhân

Thông tin Tập đoàn bánh kẹo Kinh Đô rót 1.000 tỷ đồng vào DongA Bank được nhắc đến trong những ngày qua khá bất ngờ cho nhiều nhà đầu tư và cổ đông, vì trước đó có tin DongA Bank sẽ về chung nhà với ABBank.

Theo đó, việc phát hành 1.000 tỷ đồng cổ phiếu DongA Bank cho Kinh Đô sẽ được ĐHĐCĐ DongA Bank trình cổ đông thông qua trong kỳ đại hội tổ chức vào ngày 21-7 tới đây. Nếu phát hành thành công, Kinh Đô sẽ trở thành cổ đông chiến lược và lớn nhất DongA Bank, với việc nắm giữ gần 17% cổ phần trong đợt tăng vốn từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng dự kiến vào cuối năm nay.

Mặc dù hoạt động thua lỗ, nợ xấu tăng, nhưng NH vẫn được xem là lĩnh vực hấp dẫn đề đầu tư. Quá trình tái cơ cấu ngành NH chính là cơ hội để các nhà đầu tư tìm kiếm NH để đầu tư, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài luôn xem NH là lĩnh vực tiềm năng.

Ông Yun Hang Jin

Thực ra với Kinh Đô đây không phải là lần đầu tiên đầu tư vào lĩnh vực tài chính NH. Trước đó vào tháng 2-2007 - thời hoàng kim của lĩnh vực tài chính chứng khoán Việt Nam, Kinh Đô đã ký kết đầu tư 90 triệu USD để trở thành một trong những đối tác chiến lược của Eximbank.

Và chỉ trong khoảng 3 năm sau đó Kinh Đô đã rút khỏi Eximbank. Như vậy liệu Kinh Đô nhìn thấy tiềm năng ở lĩnh vực tài chính NH đã có cách đây 8 năm nói chung và DongA Bank nói riêng khi quá trình tái cơ cấu ngành NH được xem là thời điểm tốt để đầu tư?

Kinh Đô không phải là trường hợp điển hình trong quá trình tái cơ cấu ngành NH hiện được xem là giai đoạn tốt để các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội bỏ vốn, mà đó cũng chính là đích ngắm của các tập đoàn kinh tế tư nhân khi các tập đoàn kinh tế Nhà nước buộc thoái vốn lĩnh vực tài chính NH.

Chẳng hạn như TienPhongBank, VietABank hay Sacombank là những cái tên được nhắc đến khá nhiều trong việc “thay máu” ở các nhà băng này. Bởi khác với sáp nhập, hợp nhất, việc thay đổi cơ cấu sở hữu cũng như các thành viên trong HĐQT của những NH này không làm mất đi thương hiệu NH vốn có.

Cụ thể tại VietABank, năm 2010 dưới áp lực tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng để tồn tại và việc thoái vốn của cổ đông lớn là Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), VietABank đã được chuyển nhượng lại cho nhóm cổ đông liên quan đến ông Phương Hữu Việt.

Trong cơ cấu sở hữu của VietABank hiện nay, Tập đoàn Đầu tư Việt Phương và ông Phương Hữu Việt là cổ đông lớn nhất sở hữu 17,36% vốn điều lệ, ông Việt vừa là Chủ tịch Tập đoàn Việt Phương, vừa giữ ghế Chủ tịch HĐQT VietABank từ đó đến nay.

Tương tự, TienPhongBank trước áp lực tăng vốn khi NHNN bắt tay thực hiện đề án tái cơ cấu ngành, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji đã sớm nhảy vào TienPhongBank với tỷ lệ nắm quyền chi phối 20%, cho dù ở giai đoạn đó TienPhongBank chỉ là một thương hiệu NH mới, quy mô nhỏ. Hay như việc tham gia vào HĐQT và trúng cử ghế Chủ tịch HĐQT KienLongBank của ông Võ Quốc Thắng (bầu Thắng) tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2013, cũng là một thương vụ điển hình cho làn sóng đẩy mạnh đầu tư vào NH của các tập đoàn kinh tế tư nhân.

Mặc dù bầu Thắng, Chủ tịch HĐQT Gạch Đồng Tâm kiêm Chủ tịch HĐQT Kienlongbank, cho biết không nắm giữ cổ phiếu của nhà băng này, nhưng con trai ông là ông Võ Quốc Lợi lại là cổ đông lớn Kienlongbank với tỷ lệ sở hữu 5%.

NamABank là NH cổ phần quy mô nhỏ, vốn điều lệ chỉ mới đạt ngưỡng 3.000 tỷ đồng và đang có kế hoạch tăng lên 4.000 tỷ đồng sau khi được NHNN chấp thuận đầu năm nay. Tuy quy mô nhỏ, nhưng nhiều người biết rằng phía sau NamABank là thế lực của một đại gia kinh doanh nhiều lĩnh vực.

Thêm vào đó, NamA Bank đang có sự hậu thuẫn khi một số cổ đông lớn của NH được đề nghị M&A bán lại cổ phiếu. Chính vì vậy, nhiều thông tin đồn đoán NamA Bank đang tìm cách nắm quyền chi phối một NH quy mô lớn hơn mình gấp nhiều lần.

Cần chiến lược dài hơi

Theo báo cáo tài chính trong 2 năm gần đây, hoạt động của DongA Bank có phần giảm sút, nợ xấu tăng, lợi nhuận giảm. Kết thúc năm 2014, lợi nhuận trước thuế sau trích lập dự phòng của DongA Bank chỉ còn 35 tỷ đồng. Theo đó kế hoạch tăng vốn của DongA Bank 5.000 lên 6.000 tỷ đồng vào cuối năm 2014 cũng bất thành, do cổ đông không đóng đủ tiền nên đành phải hủy. Vì vậy, thông tin DongA Bank sẽ phải sáp nhập vào ABBank được lan truyền khá nhanh.

Tuy nhiên, trao đổi với ĐTTC vào đầu tháng 6-2015, ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank, cho rằng ABBank có tìm đến DongA Bank đưa ra lời đề nghị sáp nhập và giữ lại thương hiệu DongA Bank, nhưng HĐQT DongA Bank đã từ chối. Theo ông Bình, được sự ủy quyền của ĐHĐCĐ, HĐQT DongA Bank đã chủ động tiếp xúc với nhiều đối tác trong và ngoài nước đến đàm phán, với mong muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược.

Sau một thời gian đàm phán, HĐQT DongA Bank nhận thấy Kinh Đô là nhà đầu tư phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu của NH. Kinh Đô cam kết mua toàn bộ cổ phiếu trong đợt phát hành tăng vốn của DongA Bank.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải thoái vốn khỏi ABBank, hay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thoái vốn khỏi OceanBank… đồng thời với quy định của Thông tư 36/2014/TT-NHNN các NH phải đẩy nhanh lộ trình thoái vốn sau 1 năm kể từ khi thông tư có hiệu lực từ ngày 1-2-2015, được xem là cơ hội cho các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư vào lĩnh vực tiềm năng này.

Tuy nhiên, không phải ông chủ nào cũng thành công trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Đơn cử như TrustBank là 1 trong 9 NH nợ xấu cao buộc tái cấu trúc, đã được Tập đoàn Thiên Thanh cùng nhóm cổ đông lớn “thâu tóm” và đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB). Thế nhưng, các cổ đông lớn của nhà băng này đã không đưa được thương hiệu VNCB phát triển, ngược lại đã sớm để nhà băng xuống dốc và kết cục NHNN phải mua lại với giá 0 đồng.

Khách hàng giao dịch tại DongA Bank. Ảnh: LONG THANH

Khách hàng giao dịch tại DongA Bank. Ảnh: LONG THANH

Ông Yun Hang Jin, Giám đốc khối thị trường mới nổi Công ty Korea Investment & Securities (Hàn Quốc), cho rằng với các nhà đầu tư nhỏ lẻ đầu tư vào cổ phiếu NH lúc này nên thận trọng và không thể kỳ vọng giá cổ phiếu tăng trong một sớm một chiều. Bởi khi giá cổ phiếu xuống mức thấp, cùng với áp lực tái cấu trúc, M&A sẽ buộc một số NH bán lại dù không như kỳ vọng. Tuy nhiên, để thành công nhà đầu tư cũng nên tìm mua cổ phiếu của NH có tiềm năng tăng trưởng, cũng như phải có chiến lược đầu tư dài hơi thay vì ngắn hạn.

Theo ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Vinacapital, thời điểm này chính là cơ hội cho các nhà đầu tư và quỹ đầu tư xem xét bỏ vốn nhiều hơn vào NH. Theo ông Ho, năm ngoái lãnh đạo NHNN Việt Nam đã tuyên bố quá trình tái cơ cấu 9 NHTM yếu nhất đã hoàn thành và tiếp tục quá trình tái cơ cấu những NH nhỏ.

Hiện NHNN khuyến khích những NH yếu sáp nhập thành một NH quy mô lớn hơn trong điều kiện thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Đồng thời, thông qua sáp nhập, hợp nhất những NH nhỏ với nhau hay NH nhỏ vào NH lớn là để tạo ra những tập đoàn tài chính có sức cạnh tranh tầm khu vực. Chính vì thế, nhà đầu tư nước ngoài đang xem xét rót vốn vào lĩnh vực còn đầy tiềm năng này của Việt Nam.

Các tin khác