Tận dụng cơ hội, đồng hành phát triển

Chưa lúc nào như lúc này DN Việt Nam lại có cơ hội lớn hội nhập sâu nền kinh tế khu vực và thế giới. Song đây cũng là một thách thức không nhỏ đòi hỏi các DN phải sớm tìm ra hướng đi và đồng hành cùng nhau để phát triển bền vững.

Chưa lúc nào như lúc này DN Việt Nam lại có cơ hội lớn hội nhập sâu nền kinh tế khu vực và thế giới. Song đây cũng là một thách thức không nhỏ đòi hỏi các DN phải sớm tìm ra hướng đi và đồng hành cùng nhau để phát triển bền vững.

Những hạn chế muôn thủa

Qua hơn 5 năm phát động và triển khai chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, có lẽ ai cũng nhận thấy được những tiến triển nhất định và những kết quả đạt được. Đây là điều đáng mừng đối với nền kinh tế nước nhà, đồng thời cũng là động lực mở ra nhiều tiềm năng, cơ hội cho DN tự tin truyền tải thông điệp cũng như gắn kết thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng.

Trong đó, phải nói đến vai trò của các DNNVV, bởi trong tổng số DN hoạt động ở Việt Nam, DNNVV chiếm tỷ trọng cao nhất, có điểm mạnh là năng động, đa dạng với bộ máy quản lý gọn nhẹ. Bên cạnh đó, DNNVV còn có nhu cầu thị trường nội địa lớn, đặc biệt  tại một số ngành có kim ngạch xuất khẩu cao như dệt may, điện tử, da giày… Nhiều DN đã có thị trường và tham gia xuất khẩu. Song các DNNVV cũng còn tồn đọng nhiều hạn chế bởi chưa dày dặn kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và kết nối thị trường trong và ngoài nước.

Trao đổi về những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của DNNVV, ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, cho biết hầu hết DNNVV chưa tham gia vào chuỗi cung ứng, chưa tạo ra sản phẩm có chất lượng trên thị trường. Bởi lẽ nhiều DN duy trì quá lâu cách thức sản xuất truyền thống theo đơn đặt hàng, sản xuất phục vụ sữa chữa, thay thế nên chịu chi phối theo chỉ định của khách hàng trong việc sử dụng nguồn nguyên vật liệu, linh kiện, chi tiết phục vụ sản xuất.

Trong khi đó, lại thiếu cầu nối giữa các DN, hay nói cách khác các DN mua, bán chưa biết thông tin về nhau. Thêm nữa, rất ít DNNVV trong nước đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng kỹ thuật của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các tập đoàn nước ngoài. Một nguyên nhân khách quan dẫn đến thực tế đáng lo ngại này do quy mô vừa và nhỏ, vốn thấp, tài sản thế chấp lại ít, nên phần lớn DNNVV không đáp ứng điều kiện vay vốn để đổi mới công nghệ, trang thiết bị.

Hơn nữa, cơ chế hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ chưa gắn với chuyển giao công nghệ cho các DN có quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy DN kinh doanh sản xuất chưa thật sự thiết thực, chưa tạo hiệu ứng cao trong hỗ trợ DN phát triển. Đó là các thủ tục, điều lệ được hưởng chính sách hỗ trợ ưu đãi như bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi vay trong đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng phát triển sản xuất còn rườm rà, khắt khe gây khó khăn cho DN trong khâu tiếp cận.

Liên kết DN và nhà cung cấp

Nếu chỉ chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương sẽ khó có kết quả như mong muốn. Bởi trên hết vẫn là sự giao thương trực tiếp giữa DN và hệ thống phân phối. Bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng Giám đốc Saigon Co.op chia sẻ: “Siêu thị luôn đồng hành cùng nhà cung cấp, thương hiệu Việt, đặc biệt là các DNNVV. Có thể thấy rõ qua các chính sách quảng bá hình ảnh cho các DNNVV trong mỗi chương trình Tự hào hàng Việt do Co.op mart tổ chức hàng năm; đồng thời hệ thống cũng có kênh truyền hình HTV Co.op giới thiệu và cung cấp 100% các sản phẩm Việt đến người tiêu dùng. Ngoài ra, hệ thống siêu thị tích cực hỗ trợ DN bằng các gian hàng trưng bày sản phẩm trong siêu thị”.

Đương nhiên, DN cần hiểu rằng việc trưng bày có nguyên tắc riêng, đó là phụ thuộc vào doanh số bán hàng của DN. Có nghĩa DN nào có doanh số bán hàng cao sẽ được ưu tiên có gian hàng trưng bày sản phẩm lớn hơn và nhiều hơn so với các DN có doanh số bán hàng ít hơn. Hay nói cách khác, đạt được chế độ ưu đãi đó không phụ thuộc vào phía hệ thống phân phối mà hoàn toàn phụ thuộc vào người tiêu dùng. Suy rộng ra chính là việc xây dựng thương hiệu và chất lượng sản phẩm của DN có đến được tay người tiêu dùng hay không do chính DN quyết định.

Siêu thị luôn đồng hành cùng nhà cung cấp.

Siêu thị luôn đồng hành cùng nhà cung cấp.

Đồng quan điểm trên, ông Trần Anh Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Linh Anh, cho biết để sản phẩm của mình nằm trong chuỗi hệ thống phân phối của các siêu thị không phải là chuyện đơn giản, nhưng cũng không phải là khó. Bên cạnh chất lượng sản phẩm, DN cũng cần chú trọng đến quy trình thiết kế bao bì, bởi mẫu mã bao bì đẹp, bảo quản tốt cho sản phẩm bên trong mới thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Thêm nữa về giá cả, các DN cần xác định và có sự phân khúc rõ ràng về đối tượng khách hàng để đưa ra mức giá phù hợp, đẩy mạnh sức tiêu thụ từ phía người tiêu dùng. Ngoài ra, DN cũng cần đồng hành cùng các hiệp hội trong các chương trình, hoạt động ủng hộ hàng Việt, kết nối thương mại và các đợt khuyến mại để tạo dựng thương hiệu, qua đó có nhiều cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình đến thị trường trong và ngoài nước.

Các tin khác