Phí xe máy cần quy định cụ thể

Sau nhiều lần trì hoãn, Sở Giao thông-Vận tải (GTVT) TPHCM cho biết việc thu phí đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe gắn máy trên địa bàn sẽ bắt đầu từ tháng 7-2015. Mức thu cụ thể như sau: loại xe có dung tích xy lanh đến 100cm3 chịu phí 50.000 đồng/xe/năm; xe từ 100-175cm3 chịu phí 100.000 đồng; xe trên 175cm3 chịu phí 150.000 đồng.

Sau nhiều lần trì hoãn, Sở Giao thông-Vận tải (GTVT) TPHCM cho biết việc thu phí đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe gắn máy trên địa bàn sẽ bắt đầu từ tháng 7-2015. Mức thu cụ thể như sau: loại xe có dung tích xy lanh đến 100cm3 chịu phí 50.000 đồng/xe/năm; xe từ 100-175cm3 chịu phí 100.000 đồng; xe trên 175cm3 chịu phí 150.000 đồng.

Với tổng số hơn 6 triệu xe máy đang tham gia hoạt động, dự kiến tổng phí thu vào khoảng 307 tỷ đồng. Trong đó, 144 tỷ đồng sẽ cấp cho 24 quận, huyện để duy tu, bảo dưỡng đường; khoảng 126 tỷ đồng nộp về quỹ bảo trì đường bộ của TP. Riêng phần kinh phí chi cho các xã, phường để tổ chức việc thu phí lên tới 36 tỷ đồng. Toàn bộ số phí thu được sẽ nộp về Quỹ bảo trì đường bộ TPHCM, sau đó phân bổ xuống UBND các quận, huyện để UBND quận, huyện phân bổ cho UBND phường, xã theo tỷ lệ giữ lại được quy định. Cụ thể, dự kiến tỷ lệ giữ lại cho UBND quận 2, 4, 6, 7, 11, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận là 50%; quận 3, 5, 10 là 40%; quận Bình Tân, Gò Vấp, Thủ Đức, quận 8, 9, 12 là 60%; huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn 100%; quận 1 chỉ đuợc giữ lại 10%.

UBND các xã, phường, thị trấn được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí đối với xe mô tô, xe gắn máy phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đảm bảo công tác quản lý, kê khai, thu phí công bằng, chặt chẽ, đúng quy định, thu đúng, thu đủ, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Người dân có thể đến UBND xã, phường, thị trấn hoặc các điểm thu phí tại các khu phố nộp phí; hoặc UBND phường, xã, thị trấn cử cán bộ liên hệ thu và cấp biên lai thu phí cho người nộp phí theo mẫu quy định chung.

Trước tiên, cần khẳng định việc thu phí xe máy là cần thiết với những lợi ích thiết thực như có thêm kinh phí bảo trì, nâng cấp đường bộ; hạn chế xe cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện vận tải công cộng giúp giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; thống kê số lượng xe máy đang lưu hành nhằm có chính sách phù hợp trong tương lai… Tuy nhiên, điều khiến dư luận lo ngại là số phí thu được dự tính 307 tỷ đồng/năm nhưng số phải chi cho việc thu phí lên đến 36 tỷ đồng. Trong trường hợp vì lý do nào đó số thu không bằng số chi, hay tỷ lệ thu đạt thấp, số kinh phí tổ chức thu có giảm tương ứng và nguồn ngân sách nào được dùng để bù lỗ? Vấn đề quan trọng nữa khiến người dân không khỏi băn khoăn là cơ chế quản lý và sử dụng số tiền thu được để không xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí chưa được quy định bằng các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.

Các tin khác