Mỹ Latin - vườn nhà của Trung Quốc?

Chuyến công du các nước Mỹ Latin của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kết thúc hôm 25-5 vừa qua được nhiều chuyên gia cho là một chỉ dấu về thời kỳ châu Âu và Hoa Kỳ có ảnh hưởng mạnh mẽ tại Nam Mỹ đã trôi qua. Cơn khát nguyên liệu đã khiến Bắc Kinh vươn xa đến châu Phi và nay đến lượt châu Mỹ Latin. “Sân sau” của Hoa Kỳ nay bắt đầu trở thành “vườn nhà” của Trung Quốc.

Chuyến công du các nước Mỹ Latin của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kết thúc hôm 25-5 vừa qua được nhiều chuyên gia cho là một chỉ dấu về thời kỳ châu Âu và Hoa Kỳ có ảnh hưởng mạnh mẽ tại Nam Mỹ đã trôi qua. Cơn khát nguyên liệu đã khiến Bắc Kinh vươn xa đến châu Phi và nay đến lượt châu Mỹ Latin. “Sân sau” của Hoa Kỳ nay bắt đầu trở thành “vườn nhà” của Trung Quốc.

Tại Chile, quốc gia cuối cùng trong chuyến công du Mỹ Latin sau Brazil, Colombia và Peru, ông Lý Khắc Cường đã gặp gỡ nữ Tổng thống Michelle Bachelet, bàn bạc về hợp tác tài chính. Chile là nước đầu tiên trong khu vực ký kết hiệp ước tự do mậu dịch với Trung Quốc năm 2006, và lần này gân hàng trung ương đôi bên loan báo chuẩn bị sử dụng rộng rãi đồng NDT.

Trước đó, Bắc Kinh đã thỏa thuận với Brazil một kế hoạch đầu tư lên đến 53 tỷ USD. 2 bên đã ký kết 35 hợp đồng kinh tế, trong khuôn khổ một kế hoạch hành động chung đến năm 2021. Bắc Kinh, vốn đã đầu tư 3,5 tỷ USD vào Tập đoàn Petrobras hồi cuối tháng 4, nhân dịp này đã ký thêm 2 hợp đồng để bơm thêm 7 tỷ USD cho tập đoàn dầu khí quốc doanh Brazil hiện đang suy sụp vì scandal tham nhũng quy mô khiến khó thể vay mượn trên thị trường.

Ngân hàng ICBC Trung Quốc cũng sẽ rót 4 tỷ USD vào tập đoàn quặng mỏ Vale của Brazil - đang dẫn đầu thế giới về quặng sắt. Bên cạnh đó, 2 nước cũng cụ thể hóa vụ Tập đoàn Embraer của Brazil bán cho Công ty Tianjin Airlines đợt đầu 22 chiếc máy bay, toàn bộ hợp đồng 60 chiếc có trị giá ước tính 1,1 tỷ USD. Là nước nuôi bò lấy thịt hàng đầu, Brazil được Trung Quốc mở lại thị trường xuất khẩu đã bị ngưng trệ lâu nay vì lý do dịch tễ.

Ngoài ra Bắc Kinh còn tham gia vào nhiều dự án cơ sở hạ tầng, từ xa lộ cho đến cảng hàng không và cảng biển. Trong số đó có đề án đầy tham vọng: lập một hành lang đường sắt giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương để vận chuyển quặng sắt và đậu nành sang Trung Quốc với chi phí rẻ nhất...

Theo tổng kết vào cuối năm 2014 của Trung tâm Nghiên cứu Inter-American Dialogue ở Washington và trường đại học Boston của Hoa Kỳ, từ năm 2005, Trung Quốc đã cho các nước hay doanh nghiệp Mỹ Latin vay trên 119 tỷ USD, riêng trong năm 2014 là 22,1 tỷ USD. Đứng đầu là Venezuela (56,3 tỷ USD), tiếp theo Brazil (22 tỷ USD), Argentina (19 tỷ USD).

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ký kết hợp tác với Brazil trong chuyến công du gần đây.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ký kết hợp tác với Brazil
trong chuyến công du gần đây.

Khu vực này có lợi ích gì cho Trung Quốc? Châu Mỹ Latin có nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu gần như vô tận, và là nơi tiêu thụ hàng tiêu dùng Trung Quốc. Tuy nhiên, bà Margaret Mayer, Giám đốc Chương trình Trung Quốc và Mỹ Latin ở Trung tâm Inter-American Dialogue, cho rằng đây là mối quan hệ bất bình đẳng.

Chia sẻ với ý kiến trên, thư ký điều hành Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và vùng Caribbean (Cepal), bà Alicia Barcena nhấn mạnh: chỉ có 5 mặt hàng, đều thuộc lãnh vực thứ cấp như nông nghiệp, năng lượng, hầm mỏ… chiếm 75% xuất khẩu của khu vực sang Trung Quốc năm 2013. Trong khi đó gần 90% đầu tư Trung Quốc sang châu Mỹ Latin nhằm khai thác, đặc biệt là quặng mỏ và dầu khí.

Trước tình hình giá nguyên vật liệu sụt giảm, tăng trưởng của châu Mỹ Latin bỗng khựng lại và sự bất bình đẳng càng thấy rõ. Về phía Trung Quốc, theo ông Joao Augusto de Castro Neves, cơ quan tư vấn Eurasia Group, từ ưu tiên cho nhập nguyên liệu nay đã chuyển sang xuất khẩu hàng tiêu dùng, và như vậy các dự án hạ tầng là rất cần thiết.

Nhân chuyến công du các nước châu Mỹ Latin vào tháng 7-2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mô tả quan hệ giữa Trung Quốc và châu lục này là một cộng đồng cùng chia sẻ một định mệnh. Nhưng theo nhận định của không ít chuyên gia, có vẻ như Bắc Kinh đã chủ động làm nên định mệnh ấy.

(Tổng hợp)

Các tin khác