Ai tài trợ kịch thiếu nhi?

Gần như thành thông lệ, cứ đến gần ngày Quốc tế Thiếu nhi là các sân khấu lại tung ra kịch thiếu nhi. Đây là dịp trẻ em được nghỉ hè, và phụ huynh cũng muốn dắt con đến tụ điểm giải trí thay cho món quà 1-6. Tuy nhiên, ngoài 2 đô thị lớn TPHCM và Hà Nội, khái niệm kịch thiếu nhi hoàn toàn xa lạ với lứa tuổi hồn nhiên ở các tỉnh thành khác.

Gần như thành thông lệ, cứ đến gần ngày Quốc tế Thiếu nhi là các sân khấu lại tung ra kịch thiếu nhi. Đây là dịp trẻ em được nghỉ hè, và phụ huynh cũng muốn dắt con đến tụ điểm giải trí thay cho món quà 1-6. Tuy nhiên, ngoài 2 đô thị lớn TPHCM và Hà Nội, khái niệm kịch thiếu nhi hoàn toàn xa lạ với lứa tuổi hồn nhiên ở các tỉnh thành khác.

Năm nay, Nhà hát Tuổi Trẻ - Hà Nội giới thiệu vở kịch “Dế mèn phiêu lưu ký” để phục vụ thiếu nhi thủ đô suốt mùa hè. Còn tại TPHCM, có nhiều sân khấu cho thiếu nhi được sáng đèn, như vở kịch “Nữ thần mặt trăng” của sân khấu Sao Minh Béo hay vở kịch “Lọ Lem và hoàng tử” của sân khấu Hoàng Thái Thanh, nhưng nổi bật nhất là vở kịch “Nàng công chúa đi lạc” của sân khấu IDECAF.

Vì sao tác phẩm của sân khấu IDECAF lại nổi bật? Vì đơn vị nghệ thuật này đã xây dựng chương trình kịch thiếu nhi mang tên “Ngày xửa ngày xưa” hơn 10 năm nay với nhiều tên tuổi tham gia như Thành Lộc, Bạch Long, Thanh Thủy, Hữu Châu, Mỹ Duyên… Vở kịch “Nàng công chúa đi lạc” là thành quả thứ 28 của “Ngày xửa ngày xưa”. Những năm trước, sân khấu IDECAF từng khiến công chúng nhí nức lòng nức dạ với những vở kịch như “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” hay “Thánh Gióng”.

Những người tâm huyết với chương trình “Ngày xửa ngày xưa” từng mơ ước một Nhà hát Thiếu Nhi, nhưng niềm hy vọng ấy có vẻ còn mịt mờ vì không có kế hoạch tài chính đảm bảo. Hiện tại, sân khấu IDECAF cố gắng duy trì kịch thiếu nhi vào 2 thời điểm Quốc tế Thiếu nhi và Trung Thu. Còn những tháng còn lại trong năm, nếu mạo hiểm biểu diễn sẽ cầm chắc lỗ vốn. Trẻ em không thể một mình đi thưởng thức nghệ thuật, phải luôn có phụ huynh đi kèm. Đâu hẳn cuối tuần nào phụ huynh cũng có thể đưa con đến rạp hát, vì vậy kịch thiếu nhi cứ xếp xó.

Muốn phát triển kịch thiếu nhi phải có những nhà tài trợ. Tài trợ nhân lực và tài trợ vật lực. Nghệ sĩ sẵn sang nhận thù lao thấp để diễn kịch cho thiếu nhi, nhưng biên kịch và đạo diễn thì sao? Thù lao cho một vở kịch thiếu nhi bao giờ cũng thấp hơn một vở kịch người lớn. Còn tài trợ vật lực càng nan giải hơn. Chưa cần nói đến các tỉnh, ngay cả tuổi thơ ở các huyện xung quanh trung tâm TPHCM cũng hiếm có cơ hội xem kịch. Nếu có nhà tài trợ vài chục triệu đồng mỗi buổi, chắc chắn thiếu nhi Củ Chi hoặc thiếu nhi Cần Giờ sẽ được xem “Nàng công chúa đi lạc”.

Các tin khác