Kiểm soát truyện ngôn tình

Như một cách tiếp thu ý kiến chính đáng của dư luận, Cục Xuất bản đã gửi công văn đến các NXB nhắc nhở “thời gian gần đây, một số NXB đã xuất bản nhiều tác phẩm ngôn tình, đam mỹ (phần lớn là của nước ngoài), nội dung sáo mòn, vô bổ, thậm chí thô tục, phản cảm, bị thu hồi” và yêu cầu “không đăng ký xuất bản các đề tài truyện ngôn tình, đam mỹ”. Lệnh cấm đối với thể loại ngôn tình và đam mỹ chỉ có tính chất tạm thời, vì cơ quan quản lý nhà nước còn cần có thời gian để nghiên cứu giải pháp hợp lý hơn.

Như một cách tiếp thu ý kiến chính đáng của dư luận, Cục Xuất bản đã gửi công văn đến các NXB nhắc nhở “thời gian gần đây, một số NXB đã xuất bản nhiều tác phẩm ngôn tình, đam mỹ (phần lớn là của nước ngoài), nội dung sáo mòn, vô bổ, thậm chí thô tục, phản cảm, bị thu hồi” và yêu cầu “không đăng ký xuất bản các đề tài truyện ngôn tình, đam mỹ”. Lệnh cấm đối với thể loại ngôn tình và đam mỹ chỉ có tính chất tạm thời, vì cơ quan quản lý nhà nước còn cần có thời gian để nghiên cứu giải pháp hợp lý hơn.

Cú sốc ngôn tình và đam mỹ hiện nay khiến công chúng nhớ cơn sốt dòng văn học linglei gần 1 thập niên trước. Linglei phiên âm là “lánh loại”, nói về cuộc sống của giới trẻ nổi loạn muốn thoát khỏi những ràng buộc của xã hội. Dòng văn học linglei gây bão táp trong đời sống văn hóa Trung Quốc một thời gian dài và ảnh hưởng đến nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.

Sau khi linglei hạ nhiệt, tiểu thuyết ngôn tình lên ngôi. Những cuốn ngôn tình đầu tiên của Trung Quốc thu hút đám đông đến mức các nhà làm phim tận dụng sự hâm mộ để đưa lên màn ảnh một loạt tác phẩm như “Khuynh thế hoàng phi” hoặc “Chân Hoàn truyện”. Thậm chí ngôi sao điện ảnh Triệu Vy không ngần ngại bỏ ra một khoản tiền lớn để đầu tư cho bộ phim chuyển thể từ một hiện tượng ngôn tình là “Anh có thích nước Mỹ không?”… Ngôn tình na ná giống tiểu thuyết ba xu của nước ta. Đó là những câu chuyện tình kết thúc có hậu. Tuy nhiên, khi loại ngôn tình tung hoành lại sản sinh ra một phiên bản khá nhạy cảm: loại sách được gọi “đam mỹ” phản ánh quan hệ giữa những người đồng giới.

Ngôn tình và đam mỹ ùa vào Việt Nam thu hút giới trẻ đọc, bình luận và viết theo. Hầu hết các công ty sách tư nhân đều tham gia xuất bản ngôn tình và đam mỹ, để tìm kiếm lợi nhuận. Chính điều này làm ô tạp thị trường sách. Cục Xuất bản đã đình chỉ phát hành một số cuốn như “Anh là định mệnh trong đời” hoặc “Nở rộ”. Tuy nhiên, những trường hợp bị xử lý chỉ là bề nổi của tảng băng trôi. Các bậc phụ huynh sẽ phát hoảng khi thử đọc qua những cuốn sách đang được truyền tay ở tuổi mới lớn "Dụ tình", "Ngủ cùng Sói", "Uy Uy, tình yêu của tôi" đầy rẫy những trang miêu tả tình dục tỉ mỉ và thô lậu.

Trước mắt Cục Xuất bản chỉ có thể cấm sách in, còn trên mạng vẫn có hàng chục trang web chuyên dịch và đăng tải thể loại ngôn tình và đam mỹ. Kiểm soát dòng sách nhạy cảm này không đơn giản, đòi hỏi sự chung tay của cả xã hội.

Các tin khác