Sông lấp và lấn sông

Dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” khi vừa được triển khai đã vấp phải sự phản ứng gay gắt của dư luận, bởi lẽ một phần của dòng sông Đồng Nai đã bị xâm lấn nghiêm trọng. Tại hội thảo “Phát triển bền vững lưu vực sông - thách thức và giải pháp” do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội tổ chức chiều ngày 12-5-2015 ở Hà Nội, một lần nữa đã phân tích những bất cập của việc lấn sông Đồng Nai. Các chuyên gia đã khẩn thiết yêu cầu dừng ngay dự án và trả lại nguyên trạng cho sông Đồng Nai.

Dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” khi vừa được triển khai đã vấp phải sự phản ứng gay gắt của dư luận, bởi lẽ một phần của dòng sông Đồng Nai đã bị xâm lấn nghiêm trọng. Tại hội thảo “Phát triển bền vững lưu vực sông - thách thức và giải pháp” do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội tổ chức chiều ngày 12-5-2015 ở Hà Nội, một lần nữa đã phân tích những bất cập của việc lấn sông Đồng Nai. Các chuyên gia đã khẩn thiết yêu cầu dừng ngay dự án và trả lại nguyên trạng cho sông Đồng Nai.

Sông Đồng Nai là một trong những con sông nội địa lớn nhất Việt Nam. Chiều dài sông Đồng Nai chảy qua nhiều tỉnh từ Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương… Đoạn sông Đồng Nai ở thành phố Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai rất đẹp. Vì vậy, một dự án xây dựng nhà ở ven sông sẽ hứa hẹn đạt được doanh thu lớn. Thế nhưng, lấn sông Đồng Nai sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường, nguồn nước và tác động xấu đến những công trình thủy lợi khác đang khai thác dòng chảy của sông Đồng Nai.

Nằm gần trung tâm kinh tế lớn như TPHCM, việc xây dựng đô thị vệ tinh để tương tác phát triển cũng là một chiến lược đúng đắn của tỉnh Đồng Nai. Thế nhưng, lấn sông Đồng Nai chỉ mang lại lợi ích cho chủ dự án, nhưng lại gây thiệt hại cho rất nhiều người khác. Vì vậy, dự án không được đồng thuận của xã hội cũng là điều dễ hiểu.

Chuyện những dòng sông bị biến mất, không phải bây giờ mới được báo động. Cuối thế kỷ 19, một đoạn sông Vị Hoàng ở tỉnh Nam Định đã bị lấp, khiến Tú Xương viết bài thơ “Sông lấp” nổi tiếng: “Sông kia rày đã nên đồng. Chỗ thành nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai. Vẳng nghe tiếng ếch bên tai. Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”. Một dòng sông không chỉ là một biểu tượng thiên nhiên, mà còn là biểu tượng văn hóa của một xứ sở. Sông lấp đi, cảnh quan không chỉ thay đổi, mà còn tước đoạt không gian sống và giá trị tinh thần của cư dân xung quanh.

Tiếng kêu “Sông lấp” của Tú Xương đã khắc khoải suốt hơn 1 thế kỷ qua. Bây giờ, nếu lấn sông Đồng Nai cũng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường. Quá trình biến đổi khí hậu đang đe dọa hành tinh, giữ gìn thiên nhiên trở thành nhiệm vụ cấp bách không của riêng ai. Đừng vì cái lợi trước mắt mà xâm hại một dòng sông có nhiều ý nghĩa lịch sử như sông Đồng Nai.

Các tin khác