Có nên viết lại truyện cổ tích?

Hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh của học giả Nguyễn Đổng Chi vừa được tổ chức tại TPHCM. Dành cả cuộc đời để nghiên cứu văn học và văn hóa dân gian, Nguyễn Đổng Chi để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị. Nhắc đến sự nghiệp Nguyễn Đổng Chi không thể không kể đến “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”. Nguyễn Đổng Chi cùng với Vũ Ngọc Phan đã có công sưu tập và chỉnh lý mang đến cuộc sống tinh thần của người Việt những nhân vật như Tấm Cám, Mai An Tiêm, Thạch Sanh...

Hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh của học giả Nguyễn Đổng Chi vừa được tổ chức tại TPHCM. Dành cả cuộc đời để nghiên cứu văn học và văn hóa dân gian, Nguyễn Đổng Chi để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị. Nhắc đến sự nghiệp Nguyễn Đổng Chi không thể không kể đến “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”. Nguyễn Đổng Chi cùng với Vũ Ngọc Phan đã có công sưu tập và chỉnh lý mang đến cuộc sống tinh thần của người Việt những nhân vật như Tấm Cám, Mai An Tiêm, Thạch Sanh...

Nhân hội thảo về Nguyễn Đổng Chi, công chúng thêm một lần ưu tư về trào lưu đang thịnh hành trong hoạt động xuất bản: viết lại truyện cổ tích. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị mới được hình thành, khiến nhu cầu tìm kiếm thẩm mỹ mới được khuyến khích. Tuy nhiên, viết lại truyện cổ tích như thế nào lại là điều cần cân nhắc và đắn đo nghiêm túc. Đặc trưng của truyện cổ tích là nhân vật không có sự phát triển về tính cách. Thiện và ác rất rõ ràng. “Tấm Cám” là một ngoại lệ. Từ một cô gái hiền lành, nhưng bị chà đạp, Tấm đã trả thù bằng cách giết Cám rồi làm mắm để gửi cho mẹ ghẻ. Đoạn kết rùng rợn ấy hoàn toàn không phù hợp với tiêu chí nhân văn và hòa giải hiện đại. Do đó, viết lại đoạn kết cho “Tấm Cám” được nhiều người ủng hộ.

Tuy nhiên, gần đây nhiều truyện cổ tích bị biến tấu một cách đáng hãi hùng. Thí dụ, chuyện cổ tích về quả dưa hấu trong lần xuất bản gần đây thêm những chi tiết phản cảm như những ngày trên đảo Mai An Tiêm bắn hạ một chú voi con đang dạo chơi trong rừng, còn vợ của Mai An Tiêm chỉ ngồi bên bờ biển dùng nhan sắc của mình để dụ cá theo về nhà làm thịt. Chưa hết, con trai của Mai An Tiêm thuần phục được một chú hổ con đem về làm bạn nhưng được mẹ dặn dò: “Khi nào con chơi chán thì nói mẹ nấu cà ri nhé con!”. Thử hỏi, yếu tố giáo dục thông qua nhân vật Mai An Tiêm sẽ trôi dạt về đâu, nếu trẻ em hôm nay tiếp nhận cốt truyện như vậy?

Một đơn vị uy tín như Nhà xuất bản Kim Đồng cũng hào hứng tham gia viết lại truyện cổ tích. Tác phẩm “Thạch Sanh” được thêm thắt nhiều tình huống quái dị như mẹ của Thạch Sanh trước khi tắt thở quyết định nhường quần cho con trai, còn Thạch Sanh vung đao chém “trăn tinh phọt óc chết tươi”.

Học giả Nguyễn Đổng Chi và những đồng nghiệp của ông đã chưng cất từ dân gian để có nhiều truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn người Việt. Thế hệ tiếp nối không thể cẩu thả viết lại truyện cổ tích một cách ngẫu hứng và tùy tiện.

Các tin khác