Di sản cho đời sau

Napoléon Bonapatre (1769-1821) là một nhà quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại, nhà chính trị kiệt xuất của nước Pháp. Napoléon sinh ra ở Ajaccio thuộc đảo Corse trong một gia đình dòng dõi quý tộc Genoa, được đào tạo để trở thành một sĩ quan pháo binh.

Napoléon Bonapatre (1769-1821) là một nhà quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại, nhà chính trị kiệt xuất của nước Pháp. Napoléon sinh ra ở Ajaccio thuộc đảo Corse trong một gia đình dòng dõi quý tộc Genoa, được đào tạo để trở thành một sĩ quan pháo binh.

Bonapatre nổi tiếng dưới thời Đệ nhất Cộng hòa Pháp khi chỉ huy thành công nhiều chiến dịch đánh trả các liên minh chống lại nước Pháp. Ngày 14-7-1789, Cách mạng Tư sản Pháp bùng nổ lật đổ chế độ quân chủ, làm chấn động cả châu Âu. Các thế hệ phong kiến châu Âu liên kết lại để tấn công nước Pháp. Tuy nhiên quân đội cách mạng tiến đến đâu đều giành được thắng lợi, chỉ trừ quân cảng Toulou ở miền Nam nước Pháp vẫn bị quân bảo hoàng và quân Anh chiếm đóng.

Tháng 10-1795, Napoléon được thăng cấp đại úy, trực tiếp chỉ huy quân đội vây hãm Toulou, đuổi được quân Anh ra khỏi thành phố nên tiếng tăm lan rộng ra khắp nước Pháp. Năm 1796 các nước Anh, Nga, Áo liên kết tấn công nước Pháp, Napoléon được bổ nhiệm làm Tư lệnh Đạo quân thứ 4 tiến đánh nước Ý để kiềm chế quân Áo. Chỉ một thời gian ngắn, ông đã đánh tan tác quân Áo tại Ý, tiến vào lãnh thổ nước Áo, buộc Áo phải ký hiệp định đình chiến. Năm 1798, Chính phủ Pháp quyết định đánh Ai Cập để ngăn quân Anh, Napoléon được cử làm tư lệnh, đã nhanh chóng đánh chiếm Ai Cập.

Năm 1799, Napoléon tổ chức cuộc đảo chính và trở thành vị Tổng tài thứ nhất, năm sau Thượng viện Pháp tuyên xưng ông là Hoàng đế Pháp. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 19, Đệ nhất đế chế Pháp dưới quyền Napoléon đã tham gia một loạt cuộc chiến tranh lôi kéo các cường quốc ở châu Âu vào cuộc chiến. Sau hàng loạt thắng lợi, Đế chế Napoléon giữ vị trí thống trị ở lục địa châu Âu.

Cuộc đời chinh chiến của Napoléon rất vinh quang nhưng cũng đánh dấu bằng sự nghiệt ngã của chiến trận. Quân của Napoléon đại bại tại Borodino trong cuộc chiếm xâm lược nước Nga (1812). Năm sau, Liên minh thứ sáu đánh bại quân đội của ông ở Leipzig (Đức), tấn công chiếm thủ đô Paris, buộc Napoléon thoái vị và đày ra đảo Elba.

Sau đó ông vượt thoát, tập hợp quân lính, trở lại ngôi vị Hoàng đế Pháp nhưng sự nghiệp Napoléon chấm hết vì trận Waterloo (thuộc nước Bỉ ngày nay) ngày 18-6-1815. Quân đội Hoàng gia Pháp dưới sự chỉ huy của Bonapatre đã bị đánh bại bởi Liên minh thứ bảy, bao gồm quân Anh và đồng minh. Napoléon trải qua 6 năm cuối cùng đời mình trong sự giam cầm của người Anh trên đảo Saint Helena và mất ngày 5-5-1821 khi mới 52 tuổi. Nghi vấn cái chết của ông (bị đầu độc) vẫn đeo đuổi đến ngày nay.

Napoléon là một nhà quân sự lớn nhất, lỗi lạc nhất mọi thời đại của nước Pháp và của thế giới, nhưng ở Pháp người ta không thấy đền đài, lăng tẩm, khu lưu niệm lớn vinh danh vị vua này ở tại Paris cũng như ở đảo Corse quê hương ông. Năm 1840, chính phủ Pháp đưa di hài Napoléon về Paris an táng lại Điện Phế binh (Les Invalides) trong chiếc quách làm bằng đá tràng thạch tại một hầm mộ dưới mái vòm của Điện Invalides.

Là đế chế bành trướng hầu hết châu Âu, qua đến châu Phi nhưng nơi an nghỉ của ông rất khiêm tốn, phải chăng là thực hiện theo ý nguyện của Napoléon. Lúc sinh thời Napoléon từng nói: “Vinh quang thật sự của tôi không phải là thắng 40 trận chiến. Waterloo sẽ xóa sạch ký ức về rất nhiều chiến thắng của tôi nhưng thứ sẽ tồn tại mãi mãi, đó là Bộ luật Dân sự (Code Civil des Francais) của tôi”.

Bộ luật này tạo ra sự thay đổi căn bản hệ thống luật dân sự bấy giờ, nhấn mạnh các luật phải được viết rõ ràng và người dân có thể tiếp cận được, thiết lập một cách quy củ. Bộ Luật Napoléon được tiếp nhận trên phần lớn châu Âu, các vùng đất ông chinh phục và được duy trì ngay cả khi ông thất bại. Các chuyên gia nhận định, đúng như Napoléon nhận xét, đây là di sản để lại cho đời sau của ông.

Bộ luật này vẫn có tầm quan trọng đến ngày nay, tạo thành một phần quan trọng trong hệ thống luật thế giới, là một “dự án cách mạng” khuyến khích sự phát triển của xã hội tư sản, đẩy nhanh sự kết thúc của chế độ phong kiến, xác lập chủ nghĩa dân tộc và quốc gia dân tộc... Ông còn là một nhà cải cách lớn trong các lĩnh vực giáo dục, thuế khóa, hệ thống đo lường, đường sá..., thiết lập Ngân hàng Trung ương Pháp (Banque de France) còn tồn tại đến ngày nay.

 Tượng đài Napoléon ở đảo Corse. Một góc đảo Corse - quê hương Napoléon. Khách chờ tham quan căn nhà nhỏ của gia đình Napoléon ở đảo Corse. Một ngôi mộ nơi an táng dòng họ Napoléon. Vương miệng vua Napoléon. Khách du lịch tham quan thành quách, pháo đài cổ ở Corse. Hiện vật bảo tồn tại nhà Napoléon. Lính lê dương tập luyện ở đảo Corse, nơi Napoléon gia nhập quân đội.

 Tượng đài Napoléon ở đảo Corse.

 Di sản cho đời sau ảnh 2

 Một góc đảo Corse - quê hương Napoléon.

 Di sản cho đời sau ảnh 3

 Khách chờ tham quan căn nhà nhỏ của gia đình Napoléon ở đảo Corse.

 Di sản cho đời sau ảnh 4

 Một ngôi mộ nơi an táng dòng họ Napoléon.

 Di sản cho đời sau ảnh 5

 Vương miệng vua Napoléon.

 Di sản cho đời sau ảnh 6

 Khách du lịch tham quan thành quách, pháo đài cổ ở Corse.

 Di sản cho đời sau ảnh 7

 Hiện vật bảo tồn tại nhà Napoléon.

 Di sản cho đời sau ảnh 8

 Lính lê dương tập luyện ở đảo Corse, nơi Napoléon gia nhập quân đội.

Các tin khác