Sốt ruột tiến độ cải cách

Sức nóng đó lan tỏa ngay từ vị diễn giả đầu tiên phát biểu đề dẫn tại diễn đàn – PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Nhìn tổng thể nền kinh tế thời gian qua, ông Thiên nhận định: Kinh tế phục hồi trong xu thế gia tăng bất cân xứng cơ cấu – thiên lệch ngoại lực. phục hồi chỉ là uống thuốc “khỏe”, chưa thực sự có tác dụng “chữa bệnh”.
 

Diễn đàn Kinh tế mùa xuân năm nay (ngày 21 đến 22-4) tại thành phố Vinh, Nghệ An) có tiêu đề khá nóng và thời sự: “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Biến lời nói thành hành động”.

Sức nóng đó lan tỏa ngay từ vị diễn giả đầu tiên phát biểu đề dẫn tại diễn đàn – PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Nhìn tổng thể nền kinh tế thời gian qua, ông Thiên nhận định: Kinh tế phục hồi trong xu thế gia tăng bất cân xứng cơ cấu – thiên lệch ngoại lực. phục hồi chỉ là uống thuốc “khỏe”, chưa thực sự có tác dụng “chữa bệnh”.

Cơ bản tăng trưởng số lượng, ít dịch chuyển đẳng cấp chất lượng và sức cạnh tranh. Các yếu tố kém cơ cấu và mô hình tăng trưởng cũ vẫn còn nguyên. Các nền tảng tăng trưởng bền vững chưa được xác lập vững chắc; cục máu đông nợ xấu chưa được giải tỏa, nợ công vẫn tiếp tục gia tăng (Xem mục Chủ điểm-sự kiện, Báo ĐTTC số này đăng tham luận các đại biểu).

Hầu như các đại biểu đều đồng thuận nhìn nhận cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh nước ta đã có bước tiến mới, rất quan trọng. Như thông qua, sửa đổi 29 luật; trong đó có những luật quan trọng như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Kinh doanh bất động sản... đã tạo ra khuôn khổ mới cho hoạt động kinh doanh.

Việc ban hành Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh cũng là một bước đi đúng đắn, dũng cảm gạt bỏ lực cản, tạo ra một số tiến bộ vượt bậc cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên, nhìn lại cả quá trình từ 2009-2014, việc cải cách chỉ thể hiện rõ nhất ở năm 2014, nên vẫn chưa tạo được chuyển biến cơ bản trong việc thực hiện các đột phá chiến lược, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng.

Bộ máy công quyền vẫn chưa điều chỉnh chức năng kiến tạo phát triển, tình trạng nhũng lạm vẫn còn dai dẳng và phổ biến; hoạt động điều hành và quản lý nhà nước chưa theo nguyên tắc phục vụ thị trường và doanh nghiệp, tháo gỡ tối đa và chịu trách nhiệm cá nhân tối đa, để 2015 thật sự là năm vì doanh nghiệp như Chính phủ khởi xướng.

Là một nội dung quan trọng của tái cơ cấu nhưng đến nay doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn chiếm tỷ trọng trên 30% GDP, thống lĩnh thị trường và chèn ép khu vực tư nhân. Các doanh nghiệp đã cổ phần hóa tỷ lệ bán vốn nhà nước quá thấp nên chỉ dừng lại ở mục tiêu huy động vốn, không có ý nghĩa tái cơ cấu DNNN thực chất vì không tạo ra đột phá trong đổi mới quản trị và phân định lại chức năng chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.

Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng, mặc dù nhân tố tổng hợp năng suất (TFP) có tăng tiệm tiến thời gian qua nhưng đến nay năng suất lao động của Việt Nam vẫn rất thấp, chỉ bằng 1/8 Singapore, 1/6 Malaysia, 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc. Một thực tế khác cũng đang nóng bỏng là nợ công tăng nhanh, năm 2014 đã gần chạm ngưỡng, đe dọa khả năng trả nợ và ổn định vĩ mô. Thu ngân sách nhà nước chỉ đảm bảo mức chi thường xuyên cho các nhu cầu thiết yếu và trả nợ... Do đó, mặc dù kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn, xu hướng phục hồi tăng trưởng khá hơn nhưng chưa thể nói nền kinh tế đã đi vào quỹ đạo phát triển bền vững.

Phát biểu tại diễn đàn, TS. Cao Sỹ Kiêm nhận định: Kinh tế nước ta phục hồi là phục hồi ở khu vực đáy, chưa phải là khởi sắc, gây “choáng”, “bất ngờ”... bức tranh chung vẫn rất khó khăn ở khu vực DNNVV, khu vực nông nghiệp. TS. Ngô Trí Long nêu ý kiến năm nào các bộ ngành cũng báo cáo kinh tế chuyển biến tốt, phục hồi tốt nhưng xem xét thực tế sự phục hồi rất chậm chạp. Nếu ta nhìn quá màu hồng việc điều hành sẽ chủ quan, càng làm mức độ tụt hậu Việt Nam với khu vực cách xa hơn.

TS. Trần Du Lịch phát biểu ý kiến rất sát với chủ đề của diễn đàn - Biến lời nói thành hành động - theo ông Lịch, lời nói ví như chính sách, hành động là giải pháp thực thi. Vậy hãy xem 4 năm nay tái cơ cấu vào được cuộc sống cái gì, tạo chuyển biến nền kinh tế ra sao? Thực tế vừa qua ta chỉ giải quyết các vấn đề tình thế để ổn định vĩ mô, mô hình kinh tế mới vẫn chưa rõ Nhà nước làm gì, doanh nghiệp làm gì. Để biến lời nói thành hành động phải rà soát lại mục tiêu đã đề ra và xây dựng định hướng, mục tiêu mới trong 5 năm tới. Vấn đề là khi xác định đúng phải làm quyết liệt, không nên nói rồi để đó, phải gỡ từ thể chế.

Nhận định bức tranh toàn cảnh, TS. Lưu Bích Hồ cho rằng năm 2015 nền kinh tế không phải quá lo lắng như năm 2014 vì nền tảng có xu hướng tốt dần, nhưng cũng không có gì phải lạc quan. Việc khôi phục đà tăng trưởng, tái cơ cấu chậm phải tìm ra nguyên nhân vì sao, từ đâu, yếu tố nào kìm hãm; hành động kém là do chính sách chưa thấu suốt hay bị cản trở bởi lợi ích nhóm, bộ máy quản lý yếu kém?

“Tôi cho rằng để tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, hội nhập thành công đòi hỏi sự vào cuộc của cả bộ máy nhà nước, không phải việc riêng của Chính phủ. Quốc hội cũng phải hành động, không chỉ đơn thuần giám sát” - ông Lưu Bích Hồ nêu ý kiến.

Các tin khác