Nhận diện rủi ro, nâng cao khả năng quản trị

Ngày 21-11-2014, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Hoàng Hồng Hạnh, 34 tuổi, 7 năm tù về tội “sử dụng mạng máy tính, mạng internet… thực hiện hành vi "chiếm đoạt tài sản". Theo bản án, Hoàng Hồng Hạnh khi làm nhân viên môi giới CTCK Tân Việt đã lợi dụng sự quen biết để điền số điện thoại, địa chỉ email vào hợp đồng đăng ký giao dịch trực tuyến, sau đó giao dịch, chiếm đoạt gần 28.000 CP của khách hàng.
 

Trong hoạt động, các CTCK đối mặt với nhiều rủi ro, nhưng nhận diện ra sao, đối phó thế nào lại là thách thức không nhỏ. Đó là nhận định của ông Lim Meng Wee, chuyên gia của CTCK Techcombank (TCBS), tại hội thảo về quản trị rủi ro (QTRR) do TCBS cùng HNX tổ chức mới đây.

Ngày 21-11-2014, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Hoàng Hồng Hạnh, 34 tuổi, 7 năm tù về tội “sử dụng mạng máy tính, mạng internet… thực hiện hành vi "chiếm đoạt tài sản". Theo bản án, Hoàng Hồng Hạnh khi làm nhân viên môi giới CTCK Tân Việt đã lợi dụng sự quen biết để điền số điện thoại, địa chỉ email vào hợp đồng đăng ký giao dịch trực tuyến, sau đó giao dịch, chiếm đoạt gần 28.000 CP của khách hàng.

Với rủi ro nêu trên, CTCK hoàn toàn có thể phải đối mặt trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, làm sao để kiểm soát được những rủi ro đó lại không dễ. Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Tổng giám đốc HNX, với các CTCK, QTRR có vai trò quan trọng để bảo đảm công ty hoạt động hiệu quả, hạn chế rủi ro tiềm tàng trước những thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như diễn biến thăng trầm của thị trường. Dù UBCKNN đã có văn bản hướng dẫn các CTCK thiết lập bộ phận QTRR và ban hành các quy trình nghiệp vụ để QTRR. Tuy nhiên, theo ông Dũng, việc thực hiện triển khai vấn đề này của lãnh đạo tại các CTCK còn gặp nhiều khó khăn.

Chia sẻ kinh nghiệm 25 năm kinh nghiệm hoạt động trên TTCK, với 10 năm làm giám đốc hoạt động mảng thanh toán CK và sản phẩm phái sinh tại Sở Giao dịch Singapore, ông Lim Meng Wee khẳng định việc kiểm soát rủi ro có yếu tố con người "cực kỳ khó", nhất là khi họ cấu kết với nhau. Xét về mặt truyền thống, để QTRR có yếu tố con người cần thiết kế một quy trình công việc với trách nhiệm rõ ràng từng phòng, ban trong việc phê duyệt. Cùng với đó chia công việc cho nhiều người để có thể kiểm tra chéo lẫn nhau. Tuy nhiên, đó chỉ là các biện pháp để giảm thiểu chứ không loại bỏ hoàn toàn rủi ro này và công ty còn phải tốn thêm các chi phí.

Cũng theo ông Lim Meng Wee, QTRR với CTCK là cực kỳ quan trọng nhằm đánh giá, nhận diện những rủi ro liên quan đến đạo đức nhân viên, tỷ lệ margin và khi nào giải chấp, rủi ro về an ninh mạng và nguy cơ mất an toàn hệ thống, rủi ro về pháp luật... Chính vì vậy, khi CTCK không chịu sức ép của thị trường nên ngồi lại để rà soát các quy trình kiểm soát, phòng khi thị trường nóng, sức ép lớn trong hoạt động sẽ có cách tiếp cận với rủi ro tốt hơn.

Nhận định đúng những rủi ro sẽ giúp CTCK có biện pháp phù hợp để giảm thiểu rủi ro, bao gồm xây dựng hệ thống QTRR tại doanh nghiệp, đào tạo nhân lực, nâng cao kiến thức về pháp luật và áp dụng thống nhất quy trình hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro... Theo khuyến cáo của ông Lim Meng Wee, các thông tin cá nhân liên quan đến tài khoản của khách hàng cần được bảo mật tốt để tránh bị nhân viên trục lợi, giao dịch nội gián. Bên cạnh đó cần quy định chặt chẽ các hành vi của nhân viên, cũng như cụ thể các hành vi bị cấm đối với nhân viên.

Trước câu hỏi về vị trí, vai trò của bộ phận QTRR ở đâu, tầm quan trọng ra sao, ông Lim Meng Wee thừa nhận đây là đề tài gây nhiều tranh cãi với rất nhiều CTCK trên thế giới. Theo quan điểm của ông, bộ phận QTRR không nên đặt trong một bộ phận khác. Bộ phận này nên có quyền được báo cáo trực tiếp tiếp với HĐTQ, ban giám đốc và tùy từng công ty có thể đặt trực thuộc HĐQT.

Các tin khác