Lối thoát cho Hy Lạp

Cuộc khủng hoảng Hy Lạp đang tiến dần đến đỉnh điểm. Chính phủ Hy Lạp nợ một khoản tiền lớn của các định chế châu Âu và IMF, khoản nợ này cứ ngày một chất chồng và Hy Lạp ngày càng khó đáp ứng các điều khoản thanh toán. Và nếu Hy Lạp không đáp ứng được, IMF và các định chế châu Âu nói sẽ không cho Athens vay thêm nữa.

Cuộc khủng hoảng Hy Lạp đang tiến dần đến đỉnh điểm. Chính phủ Hy Lạp nợ một khoản tiền lớn của các định chế châu Âu và IMF, khoản nợ này cứ ngày một chất chồng và Hy Lạp ngày càng khó đáp ứng các điều khoản thanh toán. Và nếu Hy Lạp không đáp ứng được, IMF và các định chế châu Âu nói sẽ không cho Athens vay thêm nữa.

Học theo Hungary?

Hy Lạp phải tính toán cẩn thận: Liệu trả nợ đúng hạn và nhận các khoản vay tiếp sẽ tốt hơn, hay là “xù nợ” và không được cho vay tiếp? Rõ ràng, câu hỏi này không dễ trả lời. Cho đến nay, vẫn chưa rõ nếu Hy Lạp từ chối vay, họ có thực sự bị cắt mọi khoản vay khác hay không. Vì châu Âu vẫn không muốn Hy Lạp vỡ nợ để kéo theo Eurozone tan rã.

Nhưng nếu Athens trả được nợ đến hạn để có thể vay thêm, vấn đề nợ của Hy Lạp vẫn không được giải quyết. Để hiểu được điều gì có thể xảy ra, hãy nhìn sang Hungary. Nước này chưa gia nhập EUR, và đồng nội tệ forint đã bị mất giá mạnh. Những khoản cho vay thế chấp của người Hungary chủ yếu bằng EUR, franc Thụy Sĩ và yen Nhật Bản đã tăng dần nếu tính theo forint, và nhiều người Hungary đối mặt với nguy cơ bị các nhà băng châu Âu siết nhà.

Trong một động thái gây tranh cãi, chính phủ Hungary tuyên bố sẽ trả nợ bằng đồng forint. Phần lớn các nhà băng đồng ý đề nghị của Thủ tướng Viktor Orban, EU dù càu nhàu nhưng cuối cùng cũng đồng ý. Hungary không phải là nước duy nhất từng trải qua chuyện này, nhưng cách làm của họ quyết đoán nhất. Có thể Athens sẽ học theo Budapest: in lại đồng drachma và tuyên bố sẽ trả nợ bằng đồng tiền đó; EUR vẫn là đồng tiền chính thức ở Hy Lạp, nhưng chính phủ sẽ trả nợ bằng đồng drachma.

Khi xem xét các kịch bản khác, câu hỏi bao trùm là Hy Lạp sẽ ở lại hay rời khỏi khu vực đồng EUR. Nhưng trước khi bàn đến chuyện đó, vẫn còn 2 câu hỏi cơ bản. Đầu tiên, làm sao Hy Lạp có thể trả nợ hiện nay mà không làm gia tăng bất ổn xã hội? Thứ hai, quan trọng hơn, Hy Lạp sẽ làm thế nào để phục hồi nền kinh tế trong khi phải cố gắng trả hết món nợ này đến món nợ khác, dưới “ách khắc khổ” do Đức và IMF áp đặt? Câu hỏi về việc Hy Lạp đi hay ở lại Eurozone được nhiều người quan tâm, nhưng quan trọng hơn là các câu hỏi về kinh tế.

Trong thời đại hiện nay, những vấn đề kinh tế và tài chính có xu hướng trở thành vấn đề đạo đức. Một mặt, các chủ nợ của Hy Lạp lên án sự vô trách nhiệm. Về dài hạn, đây là sự xung đột giữa Hy Lạp và Đức; trong ngắn hạn là giữa Hy Lạp và IMF. Người Đức cảm tưởng như Hy Lạp đang lợi dụng lòng tốt của họ, trong khi IMF đã thể chế hóa một mô hình trong đó các chính sách khắc khổ không chỉ là những biện pháp vực dậy kinh tế mà còn là một yêu cầu đạo đức. Đức và IMF hoàn toàn nghiêm túc về vấn đề này. Nếu họ “thông cảm” cho Hy Lạp, những nước khác cũng đòi như vậy.

Hy Lạp được tha nợ, Italia cũng sẽ đòi và khi đó cả hệ thống sẽ bị sa lầy. Về phía Hy Lạp, lãnh đạo Đảng Syriza đang cân nhắc các quyết sách. Họ không còn nhiều lựa chọn. Từ năm 2008, chính phủ Hy Lạp quan tâm nhiều tới việc trụ lại được trong Eurozone hơn là để thất nghiệp leo thang hay cắt giảm sâu lương bổng của công chức. Nhưng người dân Hy Lạp không đồng tình, cho rằng họ không vay tiền và cũng không kiểm soát được nó chi tiêu như thế nào.

Người dân cho rằng mình đang phải trả giá cho quyết định của những người khác, dù công bằng mà nói, chính họ đã bỏ phiếu cho các đảng phái. Thực tế, người Hy Lạp không muốn rời khỏi đồng EUR. Họ muốn duy trì hiện trạng mà không phải trả giá, và thực tế họ không có khả năng để trả giá.

Đe dọa tự do thương mại

Một điều đáng lo hơn không phải hậu quả của việc Hy Lạp vỡ nợ, mà về tương lai của khu vực thương mại tự do châu Âu. Đa số tin rằng một khu vực thương mại tự do toàn châu Âu sẽ có lợi cho tất cả các nền kinh tế. Nhưng nếu giả định đó là sai, toàn bộ nền tảng của EU sẽ bị ngờ vực. Quan niệm cho rằng thương mại tự do có lợi cho tất cả các bên xuất phát từ một lý thuyết của nhà kinh tế học cổ điển David Ricardo, trong tiểu luận xuất bản năm 1817.

Lý thuyết này cho rằng tự do thương mại cho phép mỗi quốc gia theo đuổi việc sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm họ có lợi thế nhất. Trường hợp nếu một quốc gia có một loạt lợi thế, họ cũng chỉ tập trung vào những lợi thế lớn nhất, mang lại lợi ích cho đất nước nhiều nhất, nhờ đó các quốc gia khác có thể khai thác những lợi thế khác nhau. Đây gọi là thuyết lợi thế so sánh. Tuy nhiên, có một số vấn đề đối với thuyết này trong thực tế.

Một số lợi thế có thể hiển lộ một cách nhanh chóng, trong khi số khác lại cần thời gian rất lâu. Tùy thuộc vào lợi thế của mỗi quốc gia, có một số nước sẽ nhanh chóng trở nên cực giàu nhờ tự do thương mại, trong khi các nước khác kém hơn và phải mất một thời gian dài. Điều này sẽ tạo ra 2 vấn đề. Một là những hệ quả địa chính trị. Những nước có nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh hơn sẽ trở nên quyền lực hơn cả về kinh tế, chính trị và quân sự so với các nước phát triển chậm. Từ đó, họ không chỉ khiến các nước khác trở nên như những “cấp dưới” mà còn giảm bớt lợi thế so sánh của các nước đó.

Tự do thương mại với EU là lý do khiến Hy Lạp bị đè đầu cưỡi cổ?

Tự do thương mại với EU là lý do khiến Hy Lạp bị đè đầu cưỡi cổ?

Khi xây dựng EU, người ta giả định rằng mỗi quốc gia theo đuổi lợi thế so sánh của mình sẽ phát huy tối đa khả năng của họ. Nghĩa là mỗi quốc gia sẽ xuất khẩu những thứ họ làm tốt nhất, nhập khẩu những thứ người khác làm tốt hơn. Như vậy, các khía cạnh so sánh không chỉ giữa các quốc gia mà còn giữa các sản phẩm trong nước.

Do đó, mỗi quốc gia đều tập trung vào những thứ họ làm tốt nhất. Nhưng "tốt nhất" không hề có một chuẩn mực nào, chỉ là tốt nhất họ có thể làm. Vấn đề là thời gian có thể quá lâu, đến nỗi phải hàng thế hệ mới có thể thấy được kết quả.

Thí dụ, Đức có thể thấy kết quả nhanh hơn Hy Lạp. Vì quyền lực kinh tế có thể mang lại nhiều quyền lực khác, nên quyền lực của Đức sẽ giới hạn nhiều khả năng thực tế của Hy Lạp. Đức không chỉ xuất khẩu những sản phẩm họ có lợi thế so sánh trong nước, nhưng nhiều sản phẩm kém lợi thế so sánh trong nước nhưng có lợi thế so sánh ở bên ngoài, tức không phải những thứ họ làm tốt nhất, mà những thứ họ làm tốt hơn các nước khác.

Vì người Đức làm nhiều thứ tốt hơn các nước khác, nên ngành xuất khẩu của họ rất mạnh, đóng góp tới 50% tăng trưởng GDP. Nói cách khác, thuyết lợi thế so sánh không đúng với liên minh châu Âu, kết quả là Đức tăng trưởng nhanh hơn và trở nên quyền lực hơn nhiều so với các nước châu Âu khác. Sự yếu kém của kinh tế Hy Lạp ngày nay một phần cũng do sự “bành trướng” về xuất khẩu của Đức. Hay nói cách khác, tự do thương mại với châu Âu đã làm Athens suy yếu.

Các tin khác