Giải mã cổ tức ngân hàng 9%

Khi NHNN kiểm soát việc chi trả cổ tức của các ngân hàng (NH), với giới hạn 9%, nhiều NĐT đã bàn khá nhiều về việc “kiểm soát” mà ít nói đến tỷ lệ 9%. Hiện tại, lãi suất gửi tiết kiệm đang vào khoảng 6%. Nếu ai mua CP với giá 1.0 để hưởng cổ tức 9% coi như “lãi hơn thị trường”. Nhưng thực tế lại có nhiều khác biệt.

Khi NHNN kiểm soát việc chi trả cổ tức của các ngân hàng (NH), với giới hạn 9%, nhiều NĐT đã bàn khá nhiều về việc “kiểm soát” mà ít nói đến tỷ lệ 9%. Hiện tại, lãi suất gửi tiết kiệm đang vào khoảng 6%. Nếu ai mua CP với giá 1.0 để hưởng cổ tức 9% coi như “lãi hơn thị trường”. Nhưng thực tế lại có nhiều khác biệt.

 Định hướng của NHNN?

Mua CP NH, nhất là những CP chưa niêm yết, giữ càng lâu càng… lỗ. CP không niêm yết, không có thanh khoản, khó thu hồi vốn, coi như lỗ chi phí cơ hội, chưa kể giá CP có thể giảm theo xu hướng chung, lỗ chênh lệch giá, có khi không được nhận cổ tức do NH khó khăn, xem như thâm hụt thu nhập.

Trong khi đó, với CP NH niêm yết, để đánh giá 9% cổ tức cần tính đến tỷ lệ cổ tức/thị giá mới so sánh với gửi tiết kiệm, nếu tỷ lệ này nằm trong khoảng 6% coi như chấp nhận được. Bởi nó là minh chứng cho việc thay vì gửi tiết kiệm đem đi đầu tư. Như vậy, nếu CP có giá khoảng 1.5, chia cổ tức với tỷ lệ 9% coi như chấp nhận được. Thống kê cho thấy, phần lớn CP NH hiện đang có giá trong khoảng 1.0-2.0. Nghĩa là nếu nhóm này chia cổ tức với tỷ lệ 9% cũng không đến mức thiệt thòi cho cổ đông.

Điểm sơ qua hoạt động chi trả cổ tức của các doanh nghiệp, sẽ thấy 10% là một tỷ lệ phổ biến. Vậy nên, giới hạn 9% NHNN đặt ra cho các NH thực tế cũng không phải là quá thấp. 9% không thấp hơn 10% là bao, nhưng cũng mang thông điệp rằng các NH phải chắt chiu, cẩn trọng với nguồn lợi nhuận làm ra để đảm bảo quá trình tái cơ cấu.

Nhìn lại lịch sử chi trả cổ tức của một số NH hàng đầu đang niêm yết trên TTCK trong khoảng 3-4 năm trở lại đây, cũng không thấy có trường hợp nào có thể chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ lên đến 20%. Do vậy, đặt trong bối cảnh ngành NH hiện nay, dù đã qua giai đoạn khó khăn nhất nhưng vẫn đang trong giai đoạn tái cấu trúc, lợi nhuận có thể sẽ cải thiện nhưng sẽ không thể đột biến, nên việc chi trả cổ tức tăng vọt là không dễ chút nào.

Cho dù NHNN không giới hạn, số lượng các NH đủ sức chi trả cổ tức cao hơn so với 9-10% cũng sẽ không nhiều nếu không muốn nói là rất ít. Giới hạn 9% cổ tức của NHNN dành cho các NH mang tính định hướng nhiều hơn là một sự áp đặt hay can thiệp. 

 Cơ hội để các NH thể hiện

 Tại ĐHCĐ của Nam A Bank mới đây, HĐQT của NH này cho biết ban đầu đã đưa ra phương án chia cổ tức 9% cho cổ đông nhỏ lẻ và 4% cho cổ đông lớn, nhưng NHNN đã không chấp nhận nên cuối cùng chỉ chia 4% đều cho các cổ đông. Ở đây không bàn đến việc thấp hay cao cũng như lý do NHNN không chấp thuận, động thái của HĐQT Nam A Bank cũng đáng được ghi nhận khi hướng đến lợi ích của cổ đông nhỏ lẻ. Và từ đây, cũng phải thấy rằng, ngoài chuyện cổ tức các NH cũng không thiếu các phương án nếu thật sự có ý định đảm bảo cho quyền lợi của các cổ đông.

Thực chất, nếu không chia cổ tức, nguồn lợi nhuận được giữ lại thì giá trị sổ sách vẫn đảm bảo, trong trường hợp nếu NH sử dụng hợp lý để sinh lời còn có thể tiếp tục tăng thêm. Khi giá trị sổ sách tăng, nghĩa là giá trị CP mà cổ đông nắm giữ cũng sẽ tăng. Thực chất, cổ tức CP NH trong thời gian qua mang tính chất xoa dịu cho những thiệt thòi của cổ đông phải chịu.

NamABank được ghi nhận hướng đến lợi ích cổ đông nhỏ lẻ. Ảnh: LONG THANH

NamABank được ghi nhận hướng đến lợi ích cổ đông nhỏ lẻ. Ảnh: LONG THANH

Hiện tại, nhìn trên sàn chứng khoán, vị thế của CP NH giờ đã khác, thay nhóm dầu khí trở thành nhóm có khả năng dẫn dắt thị trường. CP NH nhiều sóng hơn, ngay trong ngắn hạn có thể tạo ra những khoản chênh lệch giá với suất sinh lời còn tốt hơn cổ tức nhiều lần.

Đơn cử NĐT nào mua BID với giá 1.3 hồi đầu năm 2015 và giữ đến giờ đã có thể đạt lợi nhuận gần 50%, còn trong nửa đầu tháng 4 BID cũng đã tăng giá khoảng 8%. Hay như VCB, cho dù NH này có chia cổ tức mà tỷ lệ cổ tức/thị giá có thấp, nhưng sự hào hứng dành cho CP này có lẽ cùng không giảm nhiệt nếu “sóng” lại tiếp tục “nổi” như hồi đầu năm, VCB đã từ 3.3 lên 3.9 chỉ trong thời gian ngắn. Vấn đề của VCB, BID hay CTG là những NH này có thể đem lại nhiều lợi ích cho cổ đông hơn là vấn đề cổ tức.

Hay như trường hợp của Nam A Bank, có thể cổ đông nhỏ lẻ nào đó chưa ưng tỷ lệ cổ tức 4%, nhưng NH này vẫn tiếp tục có những hoạt động tích cực trong năm 2015 giống như năm 2014 vừa qua, và đặc biệt là sẽ niêm yết CP thì câu chuyện sẽ khác. Tại ĐHCĐ của NH này được tổ chức tuần rồi cũng đã thông qua phương án niêm yết CP. Như vậy, các NH nếu muốn đảm bảo lợi ích cho các cổ đông, sẽ không thiếu cách để làm, nhưng trên hết cứ minh bạch thông tin, làm ăn hiệu quả, giá trị sẽ được bộc lộ. 

Các tin khác