Ngăn chặn gian lận thương mại

Nói về sức ép của doanh nghiệp ngành thép trong bối cảnh hiện nay, ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Thép Việt, khẳng định với ĐTTC chỉ cần các cơ quan chức năng ngăn chặn được gian lận thương mại từ các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc, doanh nghiệp nội hoàn toàn có khả năng cạnh tranh.

Nói về sức ép của doanh nghiệp ngành thép trong bối cảnh hiện nay, ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Thép Việt, khẳng định với ĐTTC chỉ cần các cơ quan chức năng ngăn chặn được gian lận thương mại từ các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc, doanh nghiệp nội hoàn toàn có khả năng cạnh tranh.

PHÓNG VIÊN: - Theo số liệu của VSA, quý I năm nay tiêu thụ thép có mức tăng trưởng khá? Với riêng Thép Việt thì sao thưa ông?

 

Ông ĐỖ DUY THÁI: - Từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản có dấu hiệu hồi phục, đã giúp mức tiêu thụ của ngành thép có nhiều cải thiện, đạt mức tăng trưởng khả quan. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Thép Việt cũng khởi sắc hơn.

Nhà máy của chúng tôi có thể đạt khoảng 70% công suất, thay vì chưa tới 60% như năm ngoái. Tuy nhiên, so với mức tăng trưởng chung của ngành thép được VSA kỳ vọng khoảng 15% trong năm 2015, với thép xây dựng mức tối đa chỉ khoảng 12%.

Chúng tôi cũng không đẩy mạnh mảng xuất khẩu, bởi nhất là khi xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á, thủ tục của nhiều nước rất rườm rà, gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp. Điều này đôi khi còn làm khó doanh nghiệp hơn cả các loại thuế, vì với thuế mình có thể tính toán cụ thể ngay, còn thủ tục làm mất nhiều thời gian, công sức. Hiện nay xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng lượng bán ra của Thép Việt.

- Ngành thép Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít sức ép khi các FTA song phương và đa phương Việt Nam tham gia được ký kết. Nhận định của ông về vấn đề này và theo ông cần có những giải pháp gì để tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp?

- Điều đáng quan tâm nhất hiện nay là sự gian lận thương mại từ thép nhập khẩu của Trung Quốc. Cho đến thời điểm này, không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước Đông Nam Á cũng lo ngại với thép nhập từ Trung Quốc.

Thời gian qua, để hưởng mức thuế nhập khẩu 0%, nhiều sản phẩm thép từ Trung Quốc vào Việt Nam đã cho thêm nguyên tố BO, bất chấp sản phẩm đó có cần nguyên tố này hay không. Cùng với đó, việc doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc được hoàn thuế VAT tại nước mình, đã khiến các sản phẩm thép xuất qua Việt Nam có giá thành rất rẻ. Điều này đã làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội ngay trên sân nhà.

Về các sản phẩm từ Nga cho đến nay chưa gây ra sức ép nào đến doanh nghiệp Việt Nam. Song Nga cũng là đối tượng đáng lưu tâm. Bởi tình hình tiêu thụ thép của nước này đang sụt giảm nên nhu cầu xuất khẩu khá lớn. Hiện nay Nga là nước có tổng sản lượng thép đứng thứ 5 thế giới (hơn 70 triệu tấn/năm) với chi phí sản xuất thấp, nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, công nghệ cao hơn Việt Nam…

Giải pháp để hỗ trợ ngành thép  trước mắt nếu ngăn chặn được gian lận thương mại từ Trung Quốc, doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có khả năng cạnh tranh.

- Một câu nói thường được nhắc đến là các hiệp định thương mại mang đến thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội, nhất là cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp. Với ngành thép thì sao, thưa ông?

Với chúng ta, các biện pháp chống bán phá giá có thể còn mới với cả doanh nghiệp cũng như cơ quan chức năng. Nhưng càng mới càng đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực học hỏi nhiều hơn. Tất nhiên, ngoài sự nỗ lực của các cơ quan nhà nước, vai trò chủ động của doanh nghiệp cũng hết sức quan trọng.

- Như tôi đã nói, thời gian qua Thép Việt ít tập trung cho xuất khẩu vì ngại thủ tục rườm rà. Đây là nghịch lý và cũng là thực tế đang tồn tại, thậm chí trở thành thông lệ của thế giới. Đó là hiện nay khi các rào cản thuế quan đang dần bị xóa bỏ, nhiều nước để bảo vệ sản xuất trong nước lại cho thực thi những thủ tục nhập khẩu rất rườm rà.

Và khi các thủ tục này không ngăn được hàng nhập, họ sử dụng đến các biện pháp chống bán phá giá. Không ít doanh nghiệp thép của Việt Nam khi xuất khẩu đã bị vướng vào các vụ kiện này.

Đứng trước tình hình này, các cơ quan chức năng cần quan tâm trong việc bảo vệ doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hàng nhập khẩu ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp trong nước. Chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Ở các nước Chính phủ hỗ trợ rất nhiều, doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin, hợp tác với Chính phủ, còn năng lực thực thi của cơ quan nhà nước rất quan trọng.

Thí dụ, để bảo vệ sản xuất của mình, các nước ASEAN đã tiến hành nhiều biện pháp chống trả thông qua các cuộc đối thoại giữa Hội đồng Gang thép ASEAN (AISC) và Hiệp hội Gang thép Trung Quốc (CISA), yêu cầu phía Trung Quốc phải hủy bỏ trợ thuế xuất khẩu cho tất cả sản phẩm thép khác chứa BO, như thép hình, thép tấm cuộn cán nóng có chiều rộng từ 600mm trở lên. Đồng thời, AISC cũng yêu cầu phía Trung Quốc phải có hành động ngăn cản việc lừa dối của các nhà sản xuất thép đang thu lợi từ việc hoàn thuế xuất khẩu bằng cách cho thêm các nguyên tố hợp kim khác như Cr để giảm thuế dưới danh nghĩa “thép hợp kim khác”.

- Một bức xúc hiện nay là sự thiếu công bằng trong chính sách giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)?

- Không chỉ riêng Thép Việt mà nhiều doanh nghiệp đang rất lo ngại chính sách ưu đãi kịch trần cho các dự án thép 100% vốn đầu tư nước ngoài sẽ đè bẹp doanh nghiệp trong nước. Sự bất bình đẳng này sẽ khiến ngành thép rơi vào tình trạng phát triển không bền vững, làm tê liệt động lực phát triển của nhiều doanh nghiệp thép trong nước.

Với doanh nghiệp FDI, cái khó nhất hiện nay chính là giải quyết vấn đề chuyển giá của họ. Ngay từ khi đầu tư vào Việt Nam họ đã có dấu hiệu chuyển giá, thậm chí sau này khi có lãi họ cũng chuyển giá bằng nguyên vật liệu. Và đương nhiên như vậy họ không phải đóng thuế. Sự bất công nằm ở đây, khi một bên phải đóng thuế còn một bên không. Thực trạng này cảnh báo cần những chính sách phù hợp mới có thể giúp các doanh nghiệp nội nâng cao sức cạnh tranh.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác