HDBank - Bộ 3 định chế tài chính

Tiên phong trong quá trình hội nhập và tái cấu trúc hệ thống NH, NHTMCP Phát triển TPHCM - HDBank đã ghi dấu 1 năm hoạt động với những kết quả khả quan.

Tiên phong trong quá trình hội nhập và tái cấu trúc hệ thống NH, NHTMCP Phát triển TPHCM - HDBank đã ghi dấu 1 năm hoạt động với những kết quả khả quan.

Vượt qua chặng đường gian nan

Năm 2014 là năm đầu tiên HDBank hoạt động trên nền tảng vừa sáp nhập thành công DaiABank vào HDBank, vừa mua lại 100% vốn Công ty Tài chính Việt (SGVF) để hình thành Công ty Tài chính TNHH MTV HDBank (HD Finance). Do đó ngay từ đầu năm, HDBank đã dành ưu tiên hàng đầu cho các nhiệm vụ quan trọng như ổn định bộ máy, tổ chức, hoạt động an toàn, kinh doanh hiệu quả...

Với sức mạnh cộng hưởng của 3 định chế tài chính (HDBank, HD Finance, Công ty AMC), nhiều lợi thế của HDBank sau sáp nhập đã được khai thác, phát huy và từng bước thu được những kết quả khả quan. Tổng tài sản đạt 99.525 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2013; tổng vốn huy động 88.682 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2013; tổng dư nợ 54.146 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2013; nợ xấu kiểm soát ở mức 1,4%; lợi nhuận trước thuế 700 tỷ đồng; ROA: 0,6%; ROE: 6,9%; mạng lưới giao dịch 220 điểm và hơn 3.000 điểm giới thiệu dịch vụ trên toàn quốc của HD Finance.

Việc tìm kiếm đối tác chiến lược là mục tiêu xuyên suốt  HĐQT đã triển khai. Thời gian qua đã có nhiều đối tác chiến lược từ Hoa Kỳ, Đông Âu… đến tìm hiểu. Chúng tôi sẽ tìm hiểu đối tác phù hợp, có lợi cho cổ đông rồi mới đưa ra quyết định một cách thận trọng.

Lê Thị Băng Tâm

Theo kế hoạch, HĐQT HDBank trình cổ đông chia cổ tức 5% bằng cổ phiếu. Cụ thể về phương án phân phối lợi nhuận 2014, sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại của HDBank hơn 427 tỷ đồng, trong đó lãi chia cổ tức 405 tỷ đồng, sẽ chia cổ tức 5% bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, cổ đông của HDBank cho rằng, với quy mô hiện tại HDBank chưa cần thiết phải giữ lại lợi nhuận để tăng vốn mà nên chia sẻ với các cổ đông đã gắn bó với NH từ trước tới nay. Vì thế, cổ đông kiến nghị thay đổi chia cổ tức bằng cổ phiếu bằng tiền và ủy quyền cho HĐQT trình lên NHNN phê duyệt.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Cục trưởng Cục 2 cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, cho rằng lợi nhuận HDBank xếp thứ 3 trong số các NH có hội sở chính tại TPHCM. Nhưng việc khống chế cổ tức vì vấn đề an toàn hoạt động. Với tỷ lệ cổ tức 5% mà HDBank đưa ra là rất cao ở khu vực TPHCM. Còn việc chia cổ tức bằng cổ phiếu là để tăng năng lực, tăng vốn.

HĐQT HDBank cũng đề nghị cổ đông ủy quyền cho HĐQT quyết định tổ chức, chỉ đạo, triển khai các phương án tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài tham gia vào HDBank. Về vấn đề niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, Chủ tịch HĐQT HDBank, bà Lê Thị Băng Tâm cho rằng, giá cổ phiếu trên thị trường hiện nay chưa có lợi nên HDBank thấy chưa phù hợp để niêm yết.

Năm 2015, HDBank đặt mục tiêu sẽ niêm yết nhưng phải trong điều kiện thị trường thuận lợi, nếu không sẽ chưa lên sàn. Những thành quả HDBank đạt được trong 2014 đã tạo ra một nền tảng vững chắc để NH tiếp tục mục tiêu kinh doanh an toàn, bền vững. Năm 2015, HDBank nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu: tổng tài sản đạt 120.882 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm 2014; huy động thị trường 1 đạt 76.950 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2014; dư nợ tín dụng tăng 11% so với năm 2014; lợi nhuận trước thuế đạt 830 tỷ đồng; nợ xấu ≤ 3%; ROA: 0,6%; ROE: 8%.  

Liên kết nhưng “chọn mặt gửi vàng”

Năm 2014, HDBank đã khẳng định uy tín và vai trò của mình khi luôn tích cực cung ứng vốn cho nền kinh tế bằng các chương trình tín dụng ưu đãi lớn, như gói tín dụng 5.000 tỷ đồng lãi suất siêu ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp; gói tín dụng dành cho khách hàng cá nhân với lãi suất thấp nhất chỉ 6,8%/năm; cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI; được chỉ định cho vay thu mua tạm trữ thóc, gạo...

Bên cạnh đó, HDBank đã nhận được sự hợp tác và phát triển kinh doanh của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Công ty Bảo hiểm Great Eastern, Công ty Tài chính Pru-Finance, Công ty Chứng khoán HSC, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty Toyota Finance...

Bà Tâm cho biết HDBank tích cực triển khai các hoạt động kinh doanh để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, nhưng luôn chú trọng đến yếu tố an toàn và hiệu quả trong hoạt động. Nói cách khác, tăng trưởng của HDBank luôn đảm bảo về chất và lượng theo hướng tăng tỷ trọng thu thuần từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập, tốc độ tăng thu nhập và tổng tài sản cao hơn tốc độ tăng phí điều hành, giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng.

Ngoài ra, thành công tích hợp hệ thống Core hiện đại giữa 2 NH sau sáp nhập cùng với mạng lưới kinh doanh mở rộng, HDBank đã phát triển nhanh quy mô khách hàng cả về chiều rộng và chiều sâu với các sản phẩm tiện ích, đa dạng. Công tác xử lý nợ xấu đã được HĐQT, Ban điều hành đặc biệt coi trọng và xác định là nhiệm vụ trọng tâm với các giải pháp tổng thể, chuyên nghiệp và quyết liệt.

Các cổ đông biểu quyết thông qua các kế hoạch kinh doanh của HDBank.

Các cổ đông biểu quyết thông qua các kế hoạch kinh doanh của HDBank.

Song song với quá trình thực hiện tái cơ cấu sau sáp nhập, HĐQT tiếp tục làm việc với các đơn vị tư vấn để đưa các đối tác chiến lược nước ngoài có thế mạnh về tài chính cũng như chia sẻ kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ, hợp tác phát triển kinh doanh các sản phẩm dịch vụ NH với HDBank.

Cụ thể, HDBank đã lựa chọn được Credit Saison - một tập đoàn tài chính hàng đầu của Nhật Bản - làm đối tác chiến lược của HD Finance, hiện đã hoàn thành các thủ tục về vốn góp để đối tác chiến lược nắm giữ 49% trong công ty con HD Finance. Trong năm 2015, HDBank sẽ tiếp tục gặp gỡ và làm việc với một số tổ chức tài chính nước ngoài, tổ chức tư vấn có kinh nghiệm nhằm tìm ra một đối tác chiến lược tiềm năng nhất cho HDBank.

Các tin khác