Bán tác phẩm nghệ thuật để trả nợ

Chuyện dường như không thể tưởng được trước đây lại trở nên phổ biến tại châu Âu: kho tàng nghệ thuật của lục địa già đang mỗi ngày lại mất đi nhiều bức tượng thánh được xem như di sản quốc gia.

Chuyện dường như không thể tưởng được trước đây lại trở nên phổ biến tại châu Âu: kho tàng nghệ thuật của lục địa già đang mỗi ngày lại mất đi nhiều bức tượng thánh được xem như di sản quốc gia.

Hermann Arnhold đang lo sợ việc một số điểm thu hút văn hóa lớn nhất của địa phương ông bị mất đi. Ông lo lắng về một tác phẩm điêu khắc của Henry Moore, đã được trưng bày khoảng 40 năm nay, khi biết nó có thể biến mất cùng với những bức tranh thời Phục Hưng và những chiếc ghế của Eduardo Chillida vì Chính phủ Đức muốn bán đi để trả các khoản nợ.

Với việc các khoản trợ cấp chính phủ cho các tổ chức công cộng bị cắt giảm, các bảo tàng tại các quốc gia như Anh, Hà Lan và Đức phải cần tiền từ việc kinh doanh nghệ thuật để thu hẹp các khoản thiếu hụt trong ngân sách, nhằm phục hồi hay mở rộng tài chính. Điều đó dẫn đến quan ngại về việc những kiệt tác nghệ thuật sẽ biến mất khỏi tầm nhìn công chúng để trang trí cho tường phòng khách của một công chúa Ả Rập hay một nhà đầu tư tỷ phú.

Tháng 12 vừa qua, việc cắt bớt các khoản viện trợ văn hóa ở Pháp đã thúc đẩy các nhà lập pháp đề xuất việc kinh doanh có tính chiến lược các tác phẩm trong nguồn lưu trữ nghệ thuật khổng lồ của quốc gia để chi trả cho việc mua các tác phẩm mới. Một vài bảo tàng ở Anh đã phải từ bỏ các tác phẩm quan trọng, bao gồm cả bức tượng Ai Cập 4.500 năm tuổi, và chuẩn bị bán đi vài hiện vật để tạo nguồn vốn hỗ trợ nhằm bù đắp các khoản cắt giảm của chính phủ.

Ở Devon, hội đồng thành phố đã cắt giảm  114.000USD tài trợ, tương đương 43%, của năm 2015 cho Bảo tàng Torquay. Và  để có  tiền, bảo tàng này cho biết muốn bán đấu giá một số tác phẩm, trong đó có cả bức thư của Jane Austen được Christie đánh giá có thể được bán khoảng 300.000USD. Ở Đức, bức bình phong lụa vẽ ca sĩ Elvis Presley và tài tử Marlon Brando của Andy Warhol đã được bán vào năm ngoái để tài trợ một phần vốn cho một sòng bạc mới thuộc sở hữu nhà nước.

Bức tượng Sekhemka đã được bán với giá 27 triệu USD.

Bức tượng Sekhemka đã được bán với giá 27 triệu USD.

Và hiện nay các tác phẩm tại bảo tàng Münster cũng có nguy cơ bị bán đi để giải quyết các khoản nợ của một ngân hàng nhà nước phá sản. Chính phủ Bồ Đào Nha cũng đang cân nhắc việc bán 85 tác phẩm của Miró trong năm nay để cứu và quốc hữu hóa ngân hàng đã sở hữu những tác phẩm này.

Nhu cầu về nghệ thuật đang gia tăng và được những người cực kỳ giàu có thúc đẩy; việc bán đi chỉ một vật phẩm quý cũng mang tới hàng triệu USD. Bức tượng Sekhemka (Ai Cập) đã được bán 27 triệu USD tại Anh cho một người mua ẩn danh, số tiền này được chia cho Bảo tàng Northampton và người nối dõi của người hiến tặng tác phẩm (Bá tước Northampton).

Từ ngữ lịch sự trong giới nghệ thuật dành cho những vụ mua bán kiểu này là “sự tháo dỡ”. Tuy nhiên, năm ngoái Bảo tàng nghệ thuật Delaware (Hoa Kỳ) đã bán một bức vẽ để hỗ trợ thanh toán khoản nợ 19,8 triệu USD vào năm ngoái và đã lãnh hậu quả xấu.

Hiệp hội các Giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật đã buộc thành viên của mình không cho bảo tàng nghệ thuật này thuê hoặc mượn các tác phẩm nữa. Mặc dù vậy, những người ủng hộ việc bán bớt tác phẩm trong bảo tàng cho rằng việc này cũng có ích lợi nhất định vì bảo tàng về cơ bản chỉ trưng bày được 10% các tác phẩm nghệ thuật, mà việc bảo quản chúng lại rất tốn kém.

Thí dụ, một vài nhà lập pháp Pháp đã vẽ ra viễn cảnh về việc bán một phần trong số 500.000 hiện vật trong kho của Bảo tàng Louvre, và dùng tiền thu được để mua các tác phẩm khác trong tương lai.

(Theo New York Times)

Các tin khác