Rào cản công nghệ cao

Khoảng cách vẫn xa giữa DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và DN trong nước đang làm đổi chiều nhiều tác động tích cực của dòng vốn này tới nền kinh tế Việt Nam. Để sớm trở thành mắt xích trong chuỗi sản xuất của DN FDI, đòi hỏi DN trong nước phải đáp ứng yêu cầu cạnh tranh rất cao về tiêu chuẩn chất lượng, giá cả, công nghệ.

Khoảng cách vẫn xa giữa DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và DN trong nước đang làm đổi chiều nhiều tác động tích cực của dòng vốn này tới nền kinh tế Việt Nam. Để sớm trở thành mắt xích trong chuỗi sản xuất của DN FDI, đòi hỏi DN trong nước phải đáp ứng yêu cầu cạnh tranh rất cao về tiêu chuẩn chất lượng, giá cả, công nghệ.

Khoảng trống liên kết

Tại hội thảo "Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến kinh tế Việt Nam" tổ chức cuối tuần qua ở Hà Nội, ông Vũ Quốc Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ KH-ĐT), cho rằng thu hút đầu tư FDI đã được chú trọng nhưng mối liên kết giữa khu vực FDI và DN trong nước chưa được đánh giá đầy đủ. Các khu công nghiệp (KCN) là nơi thuận lợi cho mối liên kết này nhưng mức độ liên kết này rất yếu và tự phát. Mặt khác, sự phân tán ngành nghề tại các KCN đã không thúc đẩy sự hình thành chuỗi liên kết sản xuất.

TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, nhận định nói đến FDI ở Việt Nam là nói đến mạng sản xuất khu vực và toàn cầu do các tập đoàn đa quốc gia chi phối. Nói đến thương mại, hàng hóa khu vực FDI là nhắc đến thương mại hàng hóa trung gian, như vậy khu vực này có mức độ liên kết hàng trung gian cực lớn. Vì vậy, không dễ để DN trong nước tham gia vào chuỗi sản xuất của họ.

Xin nêu một số dẫn chứng. Năm 2001, Canon đầu tư vào Việt Nam hơn 300 triệu USD, một dự án FDI lớn thời điểm đó. Đến nay tỷ lệ nội địa hóa của Canon đạt hơn 60%, nhưng trong khoảng 100 nhà cung cấp thiết bị, sản phẩm đầu vào cho Canon chỉ có 10% là DN trong nước. Điều này cho thấy tỷ lệ tham gia của DN Việt Nam vào chuỗi liên kết sản xuất của Canon không đáng kể. 

Hay có mặt tại Việt Nam gần 20 năm, tỷ lệ nội địa hóa của Honda đến nay đạt trên 40%, nhưng một khảo sát của Viện Kinh tế Việt Nam chỉ ra rằng không nhiều DN Việt Nam đủ điều kiện cung cấp linh kiện, thiết bị đầu vào cho Honda. Tỷ lệ nội địa hóa trên phần nhiều nhờ sự đóng góp từ DN FDI vệ tinh của Honda tại Việt Nam. Khi DN vệ tinh của Honda vào Việt Nam, DN trong nước có rất ít cơ hội liên kết sản xuất.

Một trường hợp khác là Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc). Đây hiện là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 11,2 tỷ USD vào các lĩnh vực sản xuất điện thoại di động và thiết bị điện tử. Các nhà máy của Samsung tại Việt Nam đang sử dụng linh kiện, thiết bị, sản phẩm đầu vào từ 97 nhà cung cấp, nhưng chỉ có 7 nhà cung cấp là DN trong nước.

Dù Samsung đã bày tỏ mong muốn tìm kiếm các đối tác cung cấp thiết bị đầu vào trong nước, nhưng không nhiều DN trong nước đáp ứng được yêu cầu, cho thấy khoảng cách về công nghệ vẫn là rào cản trong hợp tác, liên kết.

Ưu đãi theo nhóm

Theo GS.TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN FDI, sức hút đầu tư FDI vào Việt Nam từ năm 1989 đến nay được tạo ra từ 3 yếu tố. Thứ nhất, môi trường đầu tư đang được cải thiện. Những điều tra gần đây của Archam, EuroCham, Kotra đều khẳng định điều đó.

Thứ hai, những dự án lớn của Samsung, Nokia, Intel… đã bắt đầu hình thành một trào lưu đầu tư mới vào Việt Nam. Các nhà đầu tư này đều tiến hành mở rộng đầu tư sau một thời gian hoạt động tại Việt Nam.

Thứ ba, các nhà đầu tư FDI đánh giá khác với rất nhiều chuyên gia kinh tế về tiềm năng con người Việt Nam. Một lãnh đạo Samsung cho biết, hiện năng suất lao động của người Việt Nam bằng 80% năng suất lao động người Hàn Quốc, trong khi mức lương chỉ trả tại Việt Nam bằng 1/4 so với người Hàn Quốc. Kỹ sư trẻ Việt Nam chỉ mất 1-1,5 năm là làm quen với phương thức sản xuất hiện đại của Samsung.

Dây chuyền lắp ráp linh kiện tại Công ty Canon Việt Nam.

Dây chuyền lắp ráp linh kiện tại Công ty Canon Việt Nam.

Đánh giá mặt được và không được FDI, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), khẳng định đầu tư nước ngoài đã khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước và giúp nước ta hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới. Đầu tư nước ngoài đã trở thành một thành phần của nền kinh tế, năm 2014 khu vực FDI đóng góp 22-25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp ngân sách 14-15%. Tuy nhiên, đóng góp này chưa cao, chưa tương xứng. Mục tiêu cốt lõi của đầu tư FDI là tác động lan tỏa, liên kết trong nước và nước ngoài đến nay vẫn chưa đạt được.

“Tổng kết quá trình 25 năm đầu tư nước ngoài cho thấy về công nghệ, trong hơn 18.000 dự án đầu tư FDI vào Việt Nam, 82% là DN 100% vốn nước ngoài. Vậy ai chuyển công nghệ cho ai?” - ông Hoàng nói và cho rằng nếu là liên doanh, liên kết, công nhân, kỹ sư trong nước còn tiếp cận được một ít công nghệ. Tuy nhiên, nhiều công nghệ được chuyển giao cho DN nội, thời gian ngắn sau đã trở thành lạc hậu. Vì thế, để có công nghệ nguồn, công nghệ cao phải có đột phá về chính sách.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, hiện nay chính sách ưu đãi thu hút công nghệ nguồn, công nghệ cao còn ngặt nghèo quá. Cần tách ra thành nhiều nhóm ưu đãi trong thu hút đầu tư FDI. Chẳng hạn, nếu chuyển giao công nghệ cao nhưng không có nghiên cứu và phát triển (R&D), ưu đãi thuế thu nhập DN là 15%, còn công nghệ cao có R&D là 10%. "Quy định cứng DN công nghệ cao phải có R&D mới được hưởng ưu đãi, phần lớn không đáp ứng được, nên không khuyến khích họ chuyển giao công nghệ trong quá trình đầu tư" - ông Hoàng nói.

Các tin khác