Năng lực triển khai PPP?

Ngày 10-4-2015, Nghị định 15/2015/NĐ về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) chính thức có hiệu lực. Nghị định này thay thế cho các quy định pháp lý hiện hành để tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và rõ ràng nhằm dọn đường thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân và các dự án hạ tầng và dịch vụ công tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể - một trở ngại cho việc triển khai thực hiện PPP.

Ngày 10-4-2015, Nghị định 15/2015/NĐ về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) chính thức có hiệu lực. Nghị định này thay thế cho các quy định pháp lý hiện hành để tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và rõ ràng nhằm dọn đường thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân và các dự án hạ tầng và dịch vụ công tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể - một trở ngại cho việc triển khai thực hiện PPP.

Cơ hội và trở ngại

 

Một trong những khác biệt lớn giữa Nghị định 15 với các quy định hiện hành liên quan đến PPP, gồm Quyết định 71/2010/QĐ-TTg ban hành quy chế thí điểm về đầu tư theo hình thức PPP và Nghị định 108/2009/NĐ-CP (và các nghị định sửa đổi nghị định này, số 24/2011) về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT, là việc Nghị định 15 đã mở rộng thêm nhiều lĩnh vực đầu tư dành cho PPP, không chỉ hạn chế trong hạ tầng giao thông vận tải, điện, nước, y tế, môi trường, mà còn trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể thao, công trình kết cấu hạ tầng thương mại, khoa học và công nghệ, khu kinh tế, khu công nghiệp…

Cũng trong Nghị định 15, các hình thức hợp đồng đầu tư dự án như BOT, BTO và BT, vốn ở nhiều nơi, nhiều lúc trước đây được coi là những hình thức đầu tư riêng biệt, song với hình thức PPP (đang trong giai đoạn thí điểm) nay chính thức được coi là các dạng thức của hợp đồng đầu tư theo hình thức PPP và chịu sự điều chỉnh thống nhất của cùng 1 luật định, từ Nghị định 15.

Vì thế, Nghị định 15 ra đời được kỳ vọng khắc phục những trở ngại lớn nhất trong việc hấp thụ đầu tư của khu vực tư nhân và các dự án PPP, trong đó là chuyện chia sẻ rủi ro nhà đầu tư tư nhân sẽ phải đối mặt, cũng như các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thí dụ, trong các dự án giao thông vận tải có thu phí, theo quy định trước đây nhà đầu tư phải bỏ ra tối đa 70% vốn cho dự án, trong khi không được quyết định thu phí và mức phí.

Nay Nghị định 15 bỏ qua điều khoản hạn chế mức góp vốn tối đa của Nhà nước, không quá 30% tổng mức đầu tư của dự án, đồng thời chỉ quy định tối thiểu về tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư dự án, không thấp hơn 10% nếu dự án có quy mô trên 15.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Nghị định 15 có nhiều điều khoản quy định rõ các chính sách ưu đãi, đảm bảo đầu tư, bao gồm bảo lãnh vốn vay và nghĩa vụ của nhà đầu tư, thế chấp tài sản và quyền kinh doanh dự án, đảm bảo cân đối ngoại tệ, và tạo thuận lợi cho nhà đầu tư thu đúng và thu đủ phí dịch vụ, cũng như quy định rõ trách nhiệm tài chính và quản lý của Nhà nước… Như vậy, Nghị định 15 đã tạo ra cơ chế rõ ràng, thống nhất, hợp lý và minh bạch hơn về việc Nhà nước chia sẻ rủi ro, tạo thêm thuận lợi và ưu đãi nhà đầu tư tư nhân.

Tuy nhiên, mô hình PPP trong việc đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công được coi là hướng đi đúng và cần thiết, nhưng nó không phải là liều thuốc vạn năng. Một trong những hạn chế chủ yếu của mô hình PPP là Nhà nước vẫn phải bố trí vốn tham gia vào các dự án PPP. Trong khi đó, vấn đề nợ công đang tăng mạnh tiếp cận ngưỡng trần cho phép, nên khả năng thu xếp vốn của Nhà nước chỉ dựa vào các nguồn vay nợ, dù là từ vốn ODA hay vay ưu đãi… sẽ tiếp tục bị hạn chế trong thời gian tới. Điều này cũng có nghĩa mức độ phổ cập của mô hình PPP ở Việt Nam sẽ bị hạn chế.

Thiếu nhân sự giỏi

Năng lực triển khai PPP? ảnh 2Trong giai đoạn đầu áp dụng mô hình đầu tư PPP chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi cán bộ phụ trách của các sở, ngành phải nâng cao nghiệp vụ cũng như tích lũy kinh nghiệm. Thời gian qua Bộ KH-ĐT đã nhận được hàng trăm dự án của các địa phương đăng ký tham gia PPP nhưng chỉ vài dự án được xét duyệt. Các dự án còn lại không khả thi do cán bộ chưa nắm được các tiêu chí để tham gia PPP.
Năng lực triển khai PPP? ảnh 3

Ông Lê Văn Tăng,
Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu Bộ KH-ĐT

Vấn đề đáng lo nhất trong việc triển khai mô hình PPP hiện nay không phải là việc thiếu khuôn khổ pháp lý, mà là thiếu nhân sự giỏi về phía Nhà nước để có thể thúc đẩy các dự án loại này. Tại hội nghị phổ biến Nghị định 15 về đầu tư theo hình thức PPP và Nghị định 30 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư do Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) tổ chức mới đây tại TPHCM, đại diện nhiều tỉnh, thành thừa nhận họ vẫn còn lúng túng, chưa nắm rõ tinh thần của Nghị định, cũng như chưa có nhân sự có năng lực để thực hiện các dự án PPP.

Thậm chí, mô hình PPP ít nhiều đã được thực hiện ở Việt Nam từ vài năm trước theo hình thức đầu tư như BOT, BTO, BT, nhưng không ít cán bộ các sở, ngành tham gia hội nghị vẫn chưa hiểu nhiều về mô hình này.

Bên cạnh đó, một số đại diện các sở, ngành, địa phương cho rằng Nghị định 15 quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư PPP, chưa cụ thể và rõ ràng. Bởi cơ quan này có thể là cơ quan đầu mối PPP cơ quan chuyên môn thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc cơ quan nhà nước được ủy quyền… sẽ phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ đã cam kết theo hợp đồng dự án.

Theo đại diện sở KH-ĐT các địa phương, phần lớn dự án đầu tư PPP có vốn lớn đòi hỏi những cán bộ thuộc cơ quan nhà nước phải thật sự có năng lực giỏi và nhiều kinh nghiệm để đàm phán trước khi ký kết các hợp đồng. Tuy nhiên, điều này rất khó bởi lâu nay nhân sự của các đơn vị này chủ yếu làm các dự án đầu tư công. Trường hợp này không chỉ với các địa phương có ít dự án đầu tư, ngay cả Sở KH-ĐT TPHCM, một địa phương có nhu cầu lớn về vốn phát triển hạ tầng, cũng đang lo lắng về nhân sự trong việc đàm phán ký kết các dự án PPP.

Các tin khác