Thành lập Ban Chỉ đạo thương mại nông sản

Trước thực trạng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 3 tháng đầu năm nay suy giảm, chiều 30/3, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát chủ trì cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu các mặt hàng này.

Trước thực trạng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 3 tháng đầu năm nay suy giảm, chiều 30/3, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát chủ trì cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu các mặt hàng này.

Trong 3 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đã giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, thủy sản... đều giảm về khối lượng và giá trị.

Tại cuộc họp, đại diện nhiều hiệp hội, ngành hàng như Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội Cao su Việt Nam... đã nêu các khó khăn trong việc xuất khẩu nông, lâm, thủy sản như nhu cầu tiêu dùng của thị trường nhập khẩu giảm; các rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu, nhất là về vệ sinh ATTP; chi phí đầu vào cao; tỷ giá ngoại tệ thấp...

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định, tháo gỡ thị trường là giải pháp cấp bách đối với nông nghiệp. Chính vì vậy, với những vấn đề có thể giải quyết sớm, Bộ trưởng đã giao cụ thể, rõ ràng về nhiệm vụ, thời hạn cho các đơn vị liên quan.

Bộ trưởng giao cho các ban, ngành tổng hợp ý kiến các hiệp hội, DN về thực trạng những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của DN trước ngày 15/4 để Bộ trưởng báo cáo với Chính phủ, từ đó có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho DN.

Bộ trưởng đề nghị Cục trưởng Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản sắp xếp làm việc với DN để biến chủ trương rút ngắn giảm 50% thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu, giảm thời gian xuất khẩu qua đường biển 78%, xuất khẩu qua đường hàng không 54% thành thực tiễn.

Để hoạt động thương mại ngành nông nghiệp thông suốt hơn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thương mại trực thuộc Bộ.

Trong tháng 4, đề nghị Vụ Tổ chức cán bộ thành lập Văn phòng thường trực để giúp việc cho Ban Chỉ đạo thương mại của Bộ NN&PTNT.

Theo đó Văn phòng sẽ phải thường xuyên tập hợp khó khăn vướng mắc, đề xuất kiến nghị để thúc đẩy nâng cao hiệu quả thương mại phát  triển nông nghiệp nông thôn.

Các tin khác