Không nên kỳ vọng nhiều dòng vốn ETF

Tại ĐHCĐ thường niên của quỹ ETF Việt Nam là VFMVN30 do Công ty Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) quản lý, đại diện quỹ VFM đã đưa ra một vấn đề đáng quan ngại là việc Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dòng vốn vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt là hiện tượng rút vốn của quỹ VNM ETF trong phiên giao dịch gần đây. Trong phiên giao dịch ngày 24-3, quỹ này tiếp tục rút thêm 850.000 chứng chỉ quỹ và tính cả 1 triệu chứng chỉ quỹ bị rút trong tuần trước, tổng lượng quỹ này rút ra trong vài phiên gần đây đã lên đến 1,85 triệu đơn vị (gần bằng lượng phát hành trong cả tháng 2).

Tại ĐHCĐ thường niên của quỹ ETF Việt Nam là VFMVN30 do Công ty Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) quản lý, đại diện quỹ VFM đã đưa ra một vấn đề đáng quan ngại là việc Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dòng vốn vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt là hiện tượng rút vốn của quỹ VNM ETF trong phiên giao dịch gần đây. Trong phiên giao dịch ngày 24-3, quỹ này tiếp tục rút thêm 850.000 chứng chỉ quỹ và tính cả 1 triệu chứng chỉ quỹ bị rút trong tuần trước, tổng lượng quỹ này rút ra trong vài phiên gần đây đã lên đến 1,85 triệu đơn vị (gần bằng lượng phát hành trong cả tháng 2).

Việc ETF liên tục rút ra chứng chỉ quỹ với khối lượng lớn khiến nhiều NĐT có quan ngại về xu hướng dòng vốn hiện tại vào thị trường mới nổi và cận biên, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, theo thống kê, dòng vốn rót vào các quỹ ETF của khu vực này từ đầu năm đến nay vẫn tăng, đạt 1,67 tỷ USD, tương đương 59,4% mức rót vốn trong cả năm 2014. Điểm đáng lưu ý là cùng kỳ năm 2014, các quỹ ETF đầu tư vào thị trường mới nổi và cận biên (khu vực châu Á - Thái Bình Dương) bị rút khoảng 94,6 triệu USD. Như vậy, dòng vốn vào các quỹ ETF tại khu vực này đã có đảo chiều tích cực trong quý đầu năm 2015.

Theo phân tích của CTCK Rồng Việt, nếu xem xét kỹ hơn dòng vốn chỉ tăng mạnh ở một số thị trường như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines và Đài Loan. Ngược lại, một số thị trường lại bị rút vốn khá mạnh như Thái Lan, Indonesia, Malaysia... Trong khi đó, lượng vốn rót ròng vào thị trường Việt Nam giảm 49,2% so với cùng kỳ. Như vậy, có thể thấy rằng khẩu vị rủi ro đối với các nhà đầu tư ETF toàn cầu đang có sự phân hóa rất rõ ràng. Khi đầu tư vào các quỹ ETF, yếu tố cơ bản của doanh nghiệp thường không được quan tâm trong khi các yếu tố về thị trường, vĩ mô đóng vai trò rất quan trọng. Đồng thời, các dòng vốn đầu tư vào quỹ ETF thường là dòng vốn ngắn hạn và thường phản ứng trước biến động về vĩ mô (thay đổi chính sách tại các thị trường, triển vọng vĩ mô, chính sách của FED…). Có thể thấy, diễn biến của dòng vốn này đang phản ánh khá sát kỳ vọng của NĐT đối với từng thị trường, không đánh đồng rằng việc FED tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn vào thị trường mới nổi. Riêng đối với thị trường Việt Nam, năm nay có thể là một năm không nên trông đợi vào dòng vốn từ các quỹ ETF.

Các tin khác