Điều hành phù hợp lãi suất lạm phát

Trong điều kiện lạm phát thấp, tỷ giá ổn định, lãi suất USD tiếp tục duy trì mức thấp kỷ lục, VNĐ chiếm ưu thế, có thể thấy lãi suất huy động VNĐ vẫn còn dư địa để giảm xuống, tạo tiền đề để giảm lãi suất cho vay, kích thích sức hấp thụ vốn của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc hạ lãi suất cho vay đã được nhắc đến nhiều nhưng khó thực thi trong hoàn cảnh NHTM vẫn còn đối mặt với nhiều áp lực lợi nhuận để duy trì hoạt động, xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro.

Trong điều kiện lạm phát thấp, tỷ giá ổn định, lãi suất USD tiếp tục duy trì mức thấp kỷ lục, VNĐ chiếm ưu thế, có thể thấy lãi suất huy động VNĐ vẫn còn dư địa để giảm xuống, tạo tiền đề để giảm lãi suất cho vay, kích thích sức hấp thụ vốn của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc hạ lãi suất cho vay đã được nhắc đến nhiều nhưng khó thực thi trong hoàn cảnh NHTM vẫn còn đối mặt với nhiều áp lực lợi nhuận để duy trì hoạt động, xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro.

Đủ điều kiện để hạ lãi suất

Theo thống kê của NHNN, tính đến thời điểm tháng 12-2014, mặt bằng lãi suất giảm 1,5-2%/năm so với cuối năm 2013. Trong đó, mặt bằng lãi suất huy động giảm 1,5-2%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 2%/ năm, đưa mặt bằng lãi suất thấp hơn mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006. Bước sang năm 2015, NHNN thông báo về cơ bản sẽ giữ mặt bằng lãi suất ổn định như hiện nay, nếu điều kiện thuận lợi hơn sẽ cố gắng giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 1-1,5%/năm để hỗ trợ doanh nghiệp (DN). Song đã sắp hết quý I-2015, nhiều yếu tố thuận lợi để hạ lãi suất huy động, tạo tiền đề để tiếp tục hạ lãi suất cho vay đã xuất hiện, nhưng lãi suất vẫn chưa có dấu hiệu tiếp tục được kéo giảm.

Thực ra các NHTM vẫn biết áp dụng lãi suất cho vay như vậy là làm khó DN, không kích thích được sức hấp thụ vốn của DN nhưng bản thân NH lại muốn cứu mình trước trong điều kiện khó khăn tự phải tái cơ cấu.

Theo báo cáo tình hình kinh tế tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2015 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, lạm phát cơ bản tháng 2-2015 so với cùng kỳ là 2,31%, giảm so với mức 2,58% của tháng 1. Như vậy so với trần lãi suất huy động, lãi suất đang thực dương so với lạm phát 3,19%. Mức thực dương này là rất lớn so với các nước trong khu vực. Điều này cho thấy dư địa để giảm lãi suất khi lạm phát được kiểm soát ở mức thấp vẫn còn. Trên thực tế, một số NHTM nhà nước cũng đã chủ động điều chỉnh giảm lãi suất huy động xuống 4-4,5%/năm nhưng nguồn tiền gửi vẫn chảy vào NH.

Một yếu tố thuận lợi nữa là mặt bằng tỷ giá cũng được duy trì khá ổn định trong suốt dịp Tết Nguyên đán, xoay quanh mức 21.400 VNĐ/USD trên thị trường liên NH. Năm 2015, NHNN khẳng định sẽ tiếp tục mục tiêu giữ ổn định tỷ giá USD/VNĐ, điều chỉnh tỷ giá tối đa không quá 2%. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định dự báo và định hướng điều chỉnh tỷ giá năm 2015 như vậy là khả thi. Từ sau lần điều chỉnh hồi đầu năm, dù đồng USD tại các NH cũng như thị trường tự do đã có nhiều đợt tăng giá mạnh, nhưng NHNN cũng không điều chỉnh tỷ giá. Chính sách này đã đẩy lùi được tình trạng găm giữ ngoại tệ trên thị trường.

Như vậy chính sách lãi suất cũng đang hỗ trợ VNĐ vì NHNN giữ lãi suất VNĐ cao hơn lãi suất USD. Lãi suất tiền gửi USD tối đa áp dụng với khách hàng cá nhân 0,75%/năm, nếu năm nay NHNN điều chỉnh hết mức tối đa 2%, việc nắm giữ USD cũng chỉ hưởng lợi tức 2,75%/năm, trong khi lãi suất VNĐ dao động từ 4-7,3%/năm tùy theo các kỳ hạn.

Thực tế, chính sách lãi suất VNĐ cao lãi suất nước ngoài và cao hơn lãi suất USD đang hỗ trợ sự lên giá của VNĐ, hấp dẫn các luồng vốn bên ngoài chảy vào trong nước, tạo động lực để chuyển hóa lượng ngoại tệ trong nền kinh tế thành VNĐ để gửi NH hưởng lãi suất cao hơn. Mặt khác, chính sách lãi suất hiện cũng đang định hướng người dân chọn gửi VNĐ và chuyển sang chọn kỳ hạn tiền gửi dài hạn thay vì ngắn hạn như trước, nên các NH cũng có điều kiện cải thiện cơ cấu nguồn vốn cho vay trung, dài hạn và cải thiện lãi suất cho vay kỳ hạn dài.

Những năm qua, mặt bằng lãi suất đầu vào Việt Nam luôn ở mức cao khiến cho đầu ra cũng cao, điều này đã kiềm hãm động lực phát triển của DN và nền kinh tế. Những năm gần đây, lãi suất cho vay đã nhiều lần hạ xuống và được đánh giá đã chạm đáy với mức cho vay cao nhất chỉ 10,5-11%/năm. Song nếu so với thế giới và các nước trong khu vực, lãi suất các NHTM trong nước áp dụng đối với DN vẫn rất cao.

Nhìn vào thống kê lãi suất có thể thấy, NHTM vẫn đang giữ chênh lệch lãi suất huy động và cho vay một khoảng cách khá rộng, trên 2,5-3%. Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến 7%/năm đối với lĩnh vực ưu tiên và 7-9%/năm đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, trong khi huy động ngắn hạn chỉ từ 4-5,5%/năm. Lãi vay trung, dài hạn phổ biến 9-10%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên và 9,5-11%/năm đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, còn lãi suất huy động trung và dài hạn chỉ khoảng 5,7-7,3%/năm.

Nhưng thực thi không hề dễ

NHNN nên cân nhắc sử dụng lạm phát cơ bản thay cho lạm phát toàn phần trong điều hành để căn cứ kéo giảm lãi suất huy động, tạo cơ sở để hạ lãi suất cho DN vay, tạo điều kiện cho hàng hóa DN Việt cạnh tranh.

Qua các yếu tố trên, có thể thấy hiện nay dư địa hạ lãi suất, đặc biệt là lãi suất cho vay vẫn còn. Tuy nhiên, dù NHNN đã tuyên bố sẽ cố gắng kéo giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 1-1,5% trong năm nay song cũng chỉ khuyến khích và kêu gọi các NH thực hiện, bởi quan trọng vẫn là NHTM quyết định. Hiện nay tuy đầu vào dồi dào, lãi suất huy động của các NHTM khá thấp, nhưng muốn tìm đầu ra để hưởng chênh lệch lãi suất 2-3% đối với NH cũng là một vấn đề không dễ dàng.

Cơ cấu tạo nên giá thành của lãi suất cho vay, ngoài mức lãi suất huy động còn bao gồm rất nhiều chi phí khác. Hiện các NH đang tích cực tiết giảm chi phí hoạt động, song muốn giảm thêm lãi suất cho vay còn tùy thuộc vào khả năng huy động và cơ cấu vốn huy động của mỗi NH. Gần đây, các NH liên tiếp giảm lãi suất huy động ngắn hạn vì muốn hướng người dân gửi tiền kỳ hạn dài hơn, giúp NH ổn định được dòng tiền, nhưng việc hạ lãi suất cho vay phải chờ đến khi NH giảm được các loại chi phí khác mới có thể thực hiện.

Một vấn đề nữa khiến NHNN không thể ép NHTM hạ lãi suất là các NHTM còn chịu sức ép nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu được tiến hành có nhiều cách, trước hết phải trích lập dự phòng rủi ro, tự mình xử lý nợ xấu bằng nguồn lợi nhuận của mình. Bởi cho dù có bán nợ xấu cho VAMC, NH vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro cho khoản nợ đã bán trong 5 năm.

Muốn làm được những điều này buộc NH phải có lợi nhuận và năm 2014 không ít NH đã phải hy sinh khoản lợi nhuận khổng lồ để thực hiện việc trích lập này. Đến thời điểm này, lợi nhuận của NHTM cũng chỉ chủ yếu phụ thuộc hoạt động tín dụng nên lãi suất cho vay vì vậy cũng khó giảm được và NHNN cũng không thể ép NHTM hạ lãi suất cho vay.

Hạ lãi suất nói thì dễ nhưng thực thi rất khó. Ảnh: LONG THANH

Hạ lãi suất nói thì dễ nhưng thực thi rất khó. Ảnh: LONG THANH

TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương, cho rằng dù chỉ số lạm phát hiện nay cho thấy có dư địa để giảm lãi suất huy động, tạo nền tảng để giảm lãi suất cho vay song lãi suất huy động khó hạ. Nguyên nhân vì NHNN cam kết giữ ổn định tỷ giá với mức điều chỉnh tối đa 2%, nhưng nếu tỷ giá USD/VNĐ tại các NH và thị trường tự do tăng mạnh cũng vẫn có thể làm tăng lạm phát, vì tỷ giá có thể ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa nhập khẩu, cán cân thương mại.

Do đó, để thực hiện chính sách lãi suất thực dương lãi suất huy động khó giảm và như vậy lãi suất cho vay cũng không giảm được. Một chuyên gia tài chính nhận định thêm, các nước trên thế giới tính toán lãi suất thực dương dựa trên lạm phát cơ bản, trong khi Việt Nam lại dựa vào lạm phát toàn phần. Tính theo lạm phát toàn phần nghĩa là bao gồm cả các yếu tố mùa vụ, nên mức lạm phát này luôn cao hơn lạm phát cơ bản, do đó lãi suất tiền gửi cũng phải cao hơn để đảm bảo thực dương. 

Các tin khác