Tăng cường phòng vệ thương mại

Kiện phòng vệ thương mại (PVTM), cụ thể là kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ không còn là những công cụ xa lạ với nhiều DN Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn DN biết về công cụ này như là một rào cản với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, không phải công cụ để DN sử dụng tại thị trường nội địa chống lại hàng hóa nhập khẩu.

Kiện phòng vệ thương mại (PVTM), cụ thể là kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ không còn là những công cụ xa lạ với nhiều DN Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn DN biết về công cụ này như là một rào cản với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, không phải công cụ để DN sử dụng tại thị trường nội địa chống lại hàng hóa nhập khẩu.

Nâng cao năng lực, nguồn lực

Trước hết, cần nhìn nhận việc sử dụng các công cụ PVTM trên thực tế phụ thuộc vào các DN, hiệp hội DN có tư cách đứng đơn muốn và có năng lực sử dụng các công cụ này hay không. Vì thế cần có giải pháp nâng cao năng lực cho DN. Năng lực khởi kiện PVTM, bao gồm cả hiểu biết và kỹ năng sử dụng công cụ PVTM, là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất.

Từ thực tiễn, kết quả khảo sát các DN cho thấy vấn đề năng lực của DN hiện đang là rào cản lớn nhất khiến công cụ PVTM chưa trở thành một giải pháp kinh doanh DN nhắm tới khi gặp các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh hoặc hàng hóa nước ngoài nhập khẩu ồ ạt gây thiệt hại cho sản xuất kinh doanh của mình.

PVTM là một công cụ tập thể được trao cho các ngành sản xuất nội địa nhằm bảo vệ cả ngành trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh/nhập khẩu ồ ạt cũng mang tính tập thể từ bên ngoài. Vì vậy, một DN đơn lẻ không thể đứng đơn kiện hay sử dụng công cụ này, ngoại trừ trường hợp bản thân DN đó là đại diện của ngành.

DN Việt Nam hiện nay hiểu biết về các công cụ PVTM rất ít. Trong khi với một công cụ phức tạp, khó như PVTM, người sử dụng phải biết ít nhất chính xác về bản chất và các điều kiện sử dụng công cụ này. Chính vì thế cần tăng cường nhận thức của DN thông qua các biện pháp như tăng cường thông tin về PVTM qua kênh hiệp hội.

Các hiệp hội ngành hàng nên là kênh thông tin chứ không phải nguồn thông tin về PVTM. Cụ thể, các hiệp hội có thể lấy thông tin hoặc tư vấn từ các đơn vị chuyên môn để chuyển tới các DN thành viên. Cùng với đó, tăng cường tính chuyên môn trong thông tin về PVTM của báo chí, truyền thông, cải thiện cách thức thông tin của các kênh thông tin chuyên môn.

Hiện ở Việt Nam đang tồn tại 2 tổ chức chuyên môn có chức năng hỗ trợ DN trong vấn đề PVTM, bao gồm Hội đồng Tư vấn về PVTM của Trung tâm WTO - VCCI (Hội đồng TRC) và Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương (VCA). Bên cạnh đó, còn có một số công ty, văn phòng luật sư cũng cung cấp dịch vụ tư vấn về vấn đề này. Tuy nhiên, các nỗ lực phổ biến tuyên truyền PVTM hiện vẫn chủ yếu xuất phát từ Hội đồng TRC và VCA, hiệu quả chưa cao.

Cơ chế phối hợp các bên

Trước hết cần có sự phối hợp giữa các DN với nhau. Với tính chất và quy định pháp luật, DN Việt Nam, đặc biệt DN sản xuất các sản phẩm phổ biến (có nhiều đơn vị cùng sản xuất), nếu muốn sử dụng công cụ PVTM nhất thiết phải hợp tác với nhau, ít nhất để đáp ứng điều kiện pháp lý bắt buộc cho việc khởi kiện. Để làm được điều này cần nâng cao khả năng tập hợp lực lượng của hiệp hội ngành hàng.

Tăng cường kết nối, trao đổi thông tin giữa các DN. Trong bối cảnh mối liên kết giữa các DN Việt Nam còn bất cập lớn chưa thể xử lý được, việc tăng cường phối hợp giữa các DN có chung sản phẩm có thể được thực hiện qua việc hình thành các nhóm DN cùng sản xuất các sản phẩm có nguy cơ cao (trường hợp chưa/không có hiệp hội) hoặc thiết lập các nhóm DN nhỏ trong hiệp hội ngành hàng liên quan đến một số sản phẩm quan trọng/có nguy cơ cao.

Ngoài ra, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và DN cũng hết sức quan trọng. Các cơ quan điều tra có thể phối hợp, hỗ trợ các DN thông qua hình thức như thành lập nhóm tư vấn đơn kiện. Hỗ trợ tìm kiếm, tập hợp thông tin số liệu chính thức thuộc kiểm soát của cơ quan nhà nước. Hỗ trợ hướng dẫn trong xác minh thông tin. Hỗ trợ hướng dẫn các bên liên quan.

Trên thực tế, còn có những cơ quan nhà nước khác mặc dù không có thẩm quyền hay chức năng, nhiệm vụ trực tiếp trong vụ việc điều tra PVTM nhưng lại có liên quan gián tiếp tới các vụ điều tra này. Thí dụ, cơ quan hải quan thực hiện việc cung cấp các thông tin, dữ liệu nhập khẩu phục vụ điều tra PVTM (khối lượng, số lượng, giá nhập khẩu, diễn tiến nhập khẩu...) trực tiếp cho DN (khi có cơ chế) hoặc theo yêu cầu của cơ quan điều tra. Chính vì thế rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan này.

Việt Nam đã áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện.

Việt Nam đã áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện.

Cùng với đó, việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cũng là một trong những yếu tố cần thiết để giúp DN có thể sử dụng hiệu quả các công cụ PVTM. Các văn bản gốc trong hệ thống pháp luật về PVTM của Việt Nam hầu hết được soạn thảo và ban hành trong thời kỳ đang đàm phán WTO, khi hiểu biết cũng như những va vấp thực tiễn với các vụ kiện PVTM còn rất hạn chế.

Do đó, không ngạc nhiên khi các quy định này còn khá sơ sài, với nhiều điểm chưa rõ ràng, chưa đầy đủ. Ngay khi Việt Nam có những vụ kiện PVTM đầu tiên, pháp luật về PVTM đã bộc lộ những điểm hạn chế, gây khó khăn cho cả cơ quan điều tra lẫn DN khởi kiện.

Vì vậy, việc hoàn thiện cơ sở pháp lý về kiện PVTM thông qua việc điều chỉnh, cập nhật, chi tiết hóa các quy định hiện tại trong các văn bản pháp luật liên quan vào thời điểm này là cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động điều tra, áp dụng biện pháp PVTM cũng như đảm bảo tính an toàn pháp lý của các hoạt động này (trước nguy cơ bị các nước thành viên WTO kiện do vi phạm cam kết WTO). 

Các tin khác