Thí điểm cho vay phát triển cây mắc-ca

Thời gian vừa qua, báo chí đã đưa nhiều thông tin về mắc-ca, với những đánh giá đây là loại cây có thể mang lại lợi nhuận, thu nhập cao cho người trồng. Được du nhập vào Việt Nam từ những năm 2000, các nghiên cứu đã khẳng định cây mắc-ca thích hợp trồng ở vùng Tây Bắc và Tây nguyên. Hiện nay, diện tích trồng mắc-ca của cả nước khoảng 1.600ha, đứng vị trí thứ 11 trong số những quốc gia trồng loại cây này.

Thời gian vừa qua, báo chí đã đưa nhiều thông tin về mắc-ca, với những đánh giá đây là loại cây có thể mang lại lợi nhuận, thu nhập cao cho người trồng. Được du nhập vào Việt Nam từ những năm 2000, các nghiên cứu đã khẳng định cây mắc-ca thích hợp trồng ở vùng Tây Bắc và Tây nguyên. Hiện nay, diện tích trồng mắc-ca của cả nước khoảng 1.600ha, đứng vị trí thứ 11 trong số những quốc gia trồng loại cây này.

Nhiều tiềm năng

So với cây cà phê, mắc-ca có tuổi đời dài hơn, trồng một lần có thể thu hoạch cả trăm năm; hạt mắc-ca có hàm lượng dinh dưỡng cao, được sử dụng trong một số lĩnh vực, như thực phẩm, mỹ phẩm... Theo tính toán của các nhà chuyên môn, mỗi ha trồng mắc-ca có thể cho 3 tấn hạt.

Với giá 3,5USD/kg hạt, người trồng mắc-ca có thể đạt thu được 200 triệu đồng/ha và Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành nước sản xuất mắc-ca hàng đầu trên thế giới trong tương lai. Trên thế giới, cây mắc-ca có lịch sử hàng trăm năm, nhưng đến nay tổng diện tích trồng cây mắc-ca mới đạt 80.000ha, nguồn cung cũng mới chỉ đáp ứng 25-30% nhu cầu.

Ngoài chủ trương ưu đãi về nguồn vốn để triển khai các sản phẩm tín dụng cho việc phát triển cây mắc-ca, cần khuyến khích các ngân hàng thương mại khác đồng hành cùng LienVietPostBank và nông dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn cho nông dân thông qua việc xây dựng gói cấp tín dụng đặc thù với lãi suất thấp để phục vụ việc cơ cấu giống cây trồng.

Nguyên nhân do quỹ đất phù hợp yêu cầu sinh thái của cây mắc ca có thể ra hoa kết quả tốt bị hạn chế. Việt Nam có lợi thế về điều kiện tự nhiên, nên kỳ vọng phát triển khoảng 200.000ha mắc-ca hoàn toàn có cơ sở để đáp ứng thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước.

Rút kinh nghiệm từ việc mở rộng cây cà phê, cao su trước đây, đối với cây mắc-ca, việc nghiên cứu và chuẩn bị kỹ càng các điều kiện về thổ nhưỡng, tập quán và kỹ năng canh tác, các yếu tố đầu vào, đầu ra một cách bài bản phải được đặt ra ngay từ đầu là hết sức cần thiết.

Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của khu vực Tây nguyên, nhiều năm qua ngành ngân hàng đã tích cực đầu tư cho vay đối với người trồng, chăm sóc, chế biến và tiêu thụ cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cà phê. Huy động vốn trên địa bàn các tỉnh Tây nguyên trong 3 năm gần đây duy trì mức tăng trưởng bình quân 21,3%/năm (năm 2012 tăng 31,5%, năm 2013 tăng 11,7% và năm 2014 dự kiến tăng 20,7%).

Tuy nhiên nguồn huy động vốn tại chỗ chỉ đáp ứng được 60,3% nhu cầu cho vay trên địa bàn. Như vậy trên địa bàn Tây nguyên gần 40% dư nợ còn lại được các ngân hàng điều hòa vốn từ các khu vực khác để cho vay. Tăng trưởng tín dụng trong 3 năm trở lại đây duy trì mức 15,2% (năm 2012 tăng 12,8%, năm 2013 tăng 19,1% và năm 2014 tăng 13,7%).

Dư nợ cho vay cà phê trên địa bàn đến cuối quý III-2014 đạt 26.537 tỷ đồng (chiếm 85% dư nợ cho vay cà phê của cả nước), tăng 3,6% so với đầu năm và duy trì mức tăng bình quân trong 3 năm khoảng 17%. Ngoài ra, ngành ngân hàng cũng đã đẩy mạnh cho vay đối với một số cây công nghiệp dài ngày khác trên địa bàn như cao su, hồ tiêu (trong 2 năm trở lại đây, ngành cao su gặp nhiều khó khăn do giá mủ cao su trên thị trường giảm).

Sớm quy hoạch và tìm kiếm thị trường

Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn Tây nguyên, nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của khu vực. Tập trung đầu tư cho cây cà phê, đồng thời xem xét đầu tư cho các cây trồng khác, bao gồm cả các loại cây trồng mới phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ.

Bên cạnh việc cho vay ngắn hạn phục vụ cho việc chăm sóc, thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê, ngành ngân hàng dành một tỷ lệ nguồn vốn trung, dài hạn nhất định để tái canh cà phê và đầu tư chế biến sâu các sản phẩm cà phê, cao su, hồ tiêu và các cây trồng khác, nhằm nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm này.

Hiện nay, tại Đắk Lắk và một số địa phương người dân đã trồng tự phát cây mắc-ca, vì vậy vấn đề quy hoạch và tìm kiếm thị trường cho cây mắc-ca là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, một số ngân hàng thương mại trên địa bàn Tây nguyên cần sớm triển khai thực hiện thí điểm cho vay phát triển cây mắc-ca.

Và việc đầu tư cho trồng mới cây mắc-ca phải đồng thời với việc đầu tư các cơ sở chế biến để thu mua và xuất khẩu nhân mắc ca. Để việc phát triển cà phê và các cây công nghiệp khác trên địa bàn Tây nguyên phát triển bền vững, nâng cao giá trị, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) nghiên cứu khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với cây mắc-ca để sớm công bố quy hoạch về phát triển cây mắc-ca trên địa bàn này và cả nước; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của bộ nghiên cứu và sớm công bố các tiêu chuẩn về giống; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc-ca.

Bộ Công Thương cần thực hiện xúc tiến thương mại cho cà phê và các cây công nghiệp khác có thế mạnh trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, bao gồm cả việc tìm kiếm thị trường cho cây mắc-ca. Đồng thời, ban hành quy hoạch công nghiệp chế biến các sản phẩm cây công nghiệp dài ngày để các địa phương có cơ sở thu hút đầu tư.

Riêng đối với việc trồng mới cây mắc-ca cần có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ NN-PTNT và các địa phương để gắn phát triển thị trường và công nghiệp chế biến sản phẩm cây mắc-ca với mở rộng quy hoạch theo lộ trình trồng cây mắc-ca trên địa bàn Tây nguyên.

Các tin khác