EU: bài học kinh nghiệm cho ASEAN

Sau hơn 60 năm phát triển, Liên minh châu Âu (EU) được thế giới công nhận là một tổ chức liên kết khu vực thành công nhất hiện nay. Còn Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một liên minh chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội hiện có 10 nước thành viên đang cố gắng thiết lập “Hiến chương ASEAN”. Tuy vậy, để xây dựng mô hình phát triển vững chắc, ASEAN còn phải học tập nhiều, đặc biệt từ những bài học thành công và thách thức của EU.

Sau hơn 60 năm phát triển, Liên minh châu Âu (EU) được thế giới công nhận là một tổ chức liên kết khu vực thành công nhất hiện nay. Còn Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một liên minh chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội hiện có 10 nước thành viên đang cố gắng thiết lập “Hiến chương ASEAN”. Tuy vậy, để xây dựng mô hình phát triển vững chắc, ASEAN còn phải học tập nhiều, đặc biệt từ những bài học thành công và thách thức của EU.

Thực tiễn mô hình EU

EU ra đời năm 1951 đến nay đã trải qua 6 lần mở rộng. EU có dân số hơn 500 triệu người, bao gồm 27 nước thành viên, diện tích hơn 4 triệu km2; GDP khoảng 12.000 tỷ USD, bình quân đầu người khoảng 24.000USD/năm. Thời điểm năm 1951, khi 6 nước châu Âu cùng nhau thành lập Cộng đồng Than - Thép châu Âu (ECSC), trình độ phát triển của những nước này cũng đã rất cao so với mức độ chung của thế giới.

Hội nhập EU được xây dựng trên nguyên tắc liên bang, sự liên kết hội nhập được bắt đầu từ kinh tế dần dần chuyển sang chính trị, xây dựng các thể chế chung vững chắc đồng thời giữ vai trò hạt nhân, bản sắc dân tộc của các nước thành viên trên cơ sở luật pháp vững vàng.

Nhìn một cách tổng quan, giữa khu vực EU và ASEAN có diện tích, dân số gần như nhau, nhưng kinh tế của EU gấp 12 lần ASEAN, sự liên kết của EU như một siêu quốc gia, còn ASEAN hình thức liên kết chính phủ, mới chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế, các tiếng nói chung về chính trị, xã hội, văn hóa và chính sách đối ngoại còn rất hạn chế.

Các nước EU ngày càng liên kết chặt chẽ có hiệu quả và sâu sắc bởi 28 nước thành viên của EU là 28 nền kinh tế phát triển ràng buộc với nhau, với nền kinh tế thế giới bằng những quan hệ thị trường. Các nước EU buôn bán nội khối chủ yếu lên đến 50%, có những nước thành viên con số này lên đến 80%.

Hệ thống tổ chức của EU là một thiết chế chặt chẽ được hình thành và phát triển dần dần qua các hiệp ước, đạo luật theo hướng tạo ra một châu Âu thống nhất theo kiểu liên bang. Cụ thể, Ủy ban châu Âu đưa ra các kiến nghị về các chính sách và luật lệ để Hội đồng Bộ trưởng phối hợp với Nghị viện châu Âu có quyết định cuối cùng. Sau Hiệp ước Lisbon, EU đã hủy bỏ kết cấu 3 trụ cột để hợp lại thành một pháp nhân duy nhất là Liên minh châu Âu.

Ngược lại, ở ASEAN các thể chế được cấu trúc chủ yếu là chất “liên kết hợp tác giữa các chính phủ” (chất hợp bang), còn chất liên bang (nhà nước siêu quốc gia) có rất ít. Chính vì vậy sự liên kết của EU chặt chẽ hơn, mang đậm dấu ấn pháp lý, luật pháp nghiêm minh, quy chế rõ ràng. Còn liên kết của ASEAN lỏng lẻo hơn, không được đảm bảo bằng pháp lý rõ ràng, chỉ được đảm bảo trên nguyên tắc đồng thuận, nên yếu tố tự quyết của các nước thành viên rất lớn.

Duy trì sự thống nhất trong đa dạng

Từ nghiên cứu mô hình của EU có thể rút ra một số hàm ý chính sách cho Cộng đồng ASEAN. Để đi đến một thị trường chung như EU, ASEAN chắc chắn sẽ phải khắc phục một số vấn đề, như: sự khác biệt về trình độ phát triển. Không thể có một thị trường chung vận hành một cách thông thoáng nếu trình độ phát triển còn quá chênh lệch. Sự hợp tác nội khối còn quá ít.

Trao đổi nội khối về hàng hóa mới dừng ở mức trên dưới 20% (trong khi EU 50%, có nước đến 80%); 2 lĩnh vực đầu tư, dịch vụ còn khá lỏng lẻo. Vì vậy, cơ chế hợp tác vận hành không nên áp dụng máy móc mô hình của EU. Bài học 40 năm qua của ASEAN cho thấy chính sự tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và đồng thuận là nguyên tắc bảo đảm sự gắn kết giữa các quốc gia.

Nếu rời bỏ nguyên tắc đó sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề, thậm chí có thể đưa đến chia rẽ. Nhưng nếu duy trì một cách cứng nhắc các nguyên tắc đó cũng có những trường hợp sự hợp tác của ASEAN sẽ gặp phải những trở ngại. Vì vậy, phải tìm cách dung hòa để đáp ứng cả 2 nhu cầu: ASEAN vận hành trôi chảy, đồng thời duy trì được sự thống nhất trong đa dạng.

Việc thành lập AEC là một cột mốc quan trọng trong hội nhập kinh tế khu vực.

Việc thành lập AEC là một cột mốc quan trọng trong hội nhập kinh tế khu vực.

Đến nay, EU đã bộc lộ rõ những khuyết tật trong cấu trúc mô hình, tổ chức, vận hành cả về chính trị, kinh tế, xã hội. Đó là những mâu thuẫn giữa thiết chế và vận hành của nhà nước siêu quốc gia EU với 28 nước thành viên. Những mâu thuẫn ấy sẽ là những bài học đắt giá cho các nước ASEAN trong hội nhập khu vực của mình trong tương lai.

ASEAN cần trở thành một thực thể thống nhất giống như Ủy ban châu Âu để nâng cao năng lực thực hiện chính sách của mình, đồng thời tăng cường hỗ trợ các thành viên kém phát triển và cung cấp những bảo hộ cần thiết cho những DN vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế. ASEAN nên xem việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là "một cột mốc quan trọng", và là "một khởi đầu mới" trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực.

Nghiên cứu hình thành Nghị viện ASEAN như Nghị viện EU. EU là mô hình liên kết, hội nhập mang 2 dạng thức vừa liên bang (liên kết xây dựng nhà nước siêu quốc gia) vừa hợp bang (liên kết giữa các quốc gia có chủ quyền), trong đó chất liên bang nhiều hơn. Còn ASEAN ngược lại.

Vì vậy, việc học tập mô hình liên kết của EU, ASEAN cần phải tính đến tính đặc thù của mình. Trong quá trình phát triển, EU luôn luôn giữ vững nguyên tắc đoàn kết, nhất trí, đó là bài học chung cho cả ASEAN và EU. Đoàn kết mà vẫn tôn trọng sự đa dạng. Nếu không có sự tôn trọng đó khó bề đoàn kết được vì mỗi quốc gia đều có bản sắc riêng, điều kiện riêng, lợi ích riêng. 

Các tin khác