Thực phẩm, đồ uống: Dè dặt thị trường Trung Quốc

Một số DN Việt Nam đã bắt đầu tham gia các hội chợ thực phẩm và đồ uống như SIAL Paris 2014 để đưa hàng hóa vào châu Âu hay Foodex Japan 2015 để tiến vào Nhật Bản và các nước châu Á… Song riêng hội chợ SIAL Trung Quốc vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm mặc dù tiềm năng từ thị trường này không nhỏ.

Một số DN Việt Nam đã bắt đầu tham gia các hội chợ thực phẩm và đồ uống như SIAL Paris 2014 để đưa hàng hóa vào châu Âu hay Foodex Japan 2015 để tiến vào Nhật Bản và các nước châu Á… Song riêng hội chợ SIAL Trung Quốc vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm mặc dù tiềm năng từ thị trường này không nhỏ.

Dư địa lớn

Thị trường thực phẩm Trung Quốc được đánh giá rất tiềm năng nhờ những con số tăng trưởng đầy ấn tượng như: thị trường thực phẩm và hàng hóa lớn nhất thế giới, giá trị hơn 1.000 tỷ USD và dự kiến lên đến 1.500 tỷ USD vào năm 2016. Trung Quốc vượt Hoa Kỳ về tiêu thụ vang đỏ lớn nhất vào năm 2014. Trong 5 năm tới tổng thu nhập của thực phẩm đông lạnh dự kiến tăng trưởng 19,5%/năm đạt 13,9 tỷ USD. Mặc dù vậy, các DN Việt Nam dường như vẫn chưa khai thác được thế mạnh của thị trường này.

Trên thực tế, nhiều DN Việt Nam ít đưa hàng vào Trung Quốc bởi tâm lý ngại cạnh tranh với hàng Trung Quốc giá rẻ. Thêm vào đó, nạn hàng giả, hàng nhái làm tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc khi thâm nhập thị trường này cũng khiến không ít DN chùn chân.

Song khi nói về vấn đề này, ông Bjoern Kempe, Giám đốc triển lãm SIAL Trung Quốc,  khẳng định hiện người dân Trung Quốc đã đặt ra những tiêu chí khá rõ ràng khi chọn các sản phẩm thực phẩm. Nếu sản phẩm nào đáp ứng được các tiêu chí như chất lượng cao, tốt cho sức khỏe, bao bì hiện đại, có tính chất nước ngoài, đa dạng, mới lạ… sẽ rất phổ biến tại thị trường Trung Quốc.

Nhiều sản phẩm thực phẩm và đồ uống có thể thâm nhập vào thị trường Trung Quốc thông qua các hệ thống phân phối như nhà hàng, khách sạn (HoReCa), các nhà phân phối và kênh bán lẻ trực tiếp. Theo thống kê, trong 8 tháng năm 2014 tổng thu nhập ngành ăn uống của Trung Quốc đạt 292 tỷ USD, với mức tăng 9,8%. Hiện Trung Quốc đang trở thành thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới, có thể đạt 4.801 siêu thị vào năm 2018.

Tiếp cận qua kênh hội chợ

Như đã nói, để có thể mở cánh cửa thị trường, một số DN Việt Nam đã bắt đầu tham gia các hội chợ thực phẩm và đồ uống. Cụ thể, trong tháng 10-2014 có 16 DN chế biến và xuất khẩu nông sản, thực phẩm Việt Nam tham gia hội chợ thực phẩm và đồ uống Paris (SIAL Paris 2014). Tại hội chợ này đã ghi nhận những thành công khi các DN tham gia ký được nhiều hợp đồng giá trị hàng chục triệu USD, tiêu biểu như West Food, DN sản xuất rau quả đóng hộp và đông lạnh xuất khẩu có chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam.

Có thể thấy, Việt Nam luôn xác định hội chợ SIAL là cửa ngõ quan trọng cho nông sản, thực phẩm và đồ uống Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu cũng như thế giới. Năm 2014 là lần thứ 5 Việt Nam tham gia hội chợ quốc tế này và sau mỗi lần đều ghi nhận sự tăng trưởng về số lượng DN tham gia hội chợ cũng như số đơn vị có đủ khả năng xuất khẩu sản phẩm vào thị trường châu Âu.

Một hội chợ thực phẩm và đồ uống khác cũng đang được các DN Việt Nam chờ đợi đó là Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Nhật Bản 2015 (Foodex Japan 2015). Gần đây, Nhật Bản bước đầu vừa mở cửa thị trường nông sản, vừa quan tâm đầu tư nông nghiệp sang các nước Đông Nam Á. Đồng thời Nhật Bản cũng đang cùng Việt Nam tham gia đàm phán các hiệp định thương mại TPP, FTA…

Do đó, Hội chợ Foodex Japan lần này được coi là cánh cửa để các DN Việt Nam khai thác, tăng cường xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

DN Việt Nam cần tham gia vào những hội chợ quốc tế lớn để mở cửa thị trường.

DN Việt Nam cần tham gia vào những hội chợ quốc tế lớn để mở cửa thị trường.

Trở lại câu chuyện về thị trường Trung Quốc. Để thâm nhập vào thị trường này, tiếp cận các kênh phân phối, việc các DN tham gia những hội chợ tiêu biểu như SIAL Trung Quốc hết sức quan trọng. Song cho đến nay gần như chưa có mấy DN mặn mà. Là một người có nhiều năm làm việc tại Trung Quốc, ông Bjoern Kempe, chia sẻ: “Việt Nam hầu như chỉ xuất khẩu thô sang Trung Quốc, còn thực phẩm chế biến gần như chưa thấy. Tại một số TP lớn như Côn Minh tôi không thấy có hàng hóa của Việt Nam”.

Cùng quan điểm, ông Trần Nguyễn Thành Tín, Giám đốc makerting Công ty TNHH Tân Nhất Hương, cho biết trong năm 2014 khi tham gia hội chợ này với tư cách khách tham quan gần như không thấy DN Việt Nam nào tham gia gian hàng. Ông Thành Tín nhận định với quy mô cực lớn, những hội chợ như SIAL không chỉ là cơ hội để DN tiếp cận thị trường Trung Quốc cũng như các quốc gia khác, mà còn có nhiều cơ hội mua hàng hóa chất lượng với giá rẻ hơn.

Cũng phải nói thêm, việc thâm nhập thị trường Trung Quốc sẽ thuận lợi hơn nhờ hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc khi nhiều dòng thuế được cắt giảm về 0%. Tuy nhiên, làm thế nào để tận dụng lợi thế tăng xuất khẩu vào Trung Quốc vẫn còn là một thách thức với không ít DN Việt Nam. 

Các tin khác