Thông đường vốn ngoại

Thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2015 sẽ diễn biến tích cực hơn do nhiều giải pháp khơi thông có triển vọng thu hút dòng vốn ngoại. Bởi 2015 được xem là năm bản lề, chuẩn bị cho những thay đổi mang tính bước ngoặt của TTCK trong giai đoạn tiếp theo.

Thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2015 sẽ diễn biến tích cực hơn do nhiều giải pháp khơi thông có triển vọng thu hút dòng vốn ngoại. Bởi 2015 được xem là năm bản lề, chuẩn bị cho những thay đổi mang tính bước ngoặt của TTCK trong giai đoạn tiếp theo.

Trọng tâm hút vốn ngoại

Năm 2014 TTCK đã có sự phát triển tích cực về nhiều phương diện, mặc dù chịu những tác động nhất định từ sự kiện Biển Đông, giá dầu sụt giảm hay chính sách tiền tệ. TTCK Việt Nam vẫn được xếp vào danh sách các nước đứng đầu trên thế giới về mức độ phục hồi, các chỉ số chứng khoán đều tăng so với cuối năm 2013: VN Index tăng 8,1%, HNX Index tăng 22,3%; quy mô huy động vốn qua TTCK ước đạt 280.000 tỷ đồng, tăng 7%; mức vốn hóa thị trường khoảng 31% GDP, tăng gần 12%; thanh khoản thị trường tăng mạnh với trên 5.575 tỷ đồng/phiên, tăng 107%, trong đó cổ phiếu và chứng chỉ quỹ bình quân 2.967 tỷ đồng/phiên, tăng 116%...

Năm 2015, UBCKNN và Bộ Tài chính sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn công tác cổ phần hóa gắn với niêm yết, tạo nguồn hàng chất lượng hơn cho thị trường. Các giải pháp cho tái cấu trúc như phát triển quỹ ETF, các quỹ bất động sản, phát triển các sản phẩm mới để tạo nguồn hàng cho thị trường. Bên cạnh là các giải pháp thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài tác động đến TTCK.

Trong tổng quy mô huy động vốn 280.000 tỷ đồng qua TTCK, có khoảng 241.000 tỷ đồng (tăng 24% so với năm 2013) là trái phiếu Chính phủ, trong đó tỷ trọng trái phiếu Chính phủ trung hạn đã tăng lên đáng kể, chiếm 50% tổng khối lượng phát hành, góp phần quan trọng bảo đảm nguồn vốn dài hạn cho đầu tư phát triển; phát hành ra công chúng và cổ phần hóa là 26.000 tỷ đồng và phát hành riêng lẻ đạt hơn 12.000 tỷ đồng.

Trong năm 2014 đã có 143 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa với giá trị huy động vốn đạt 13.000 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần năm 2013 và 15 lần năm 2012. Đây là những đóng góp quan trọng của TTCK.

Thành quả của năm 2014 sẽ là những điểm sáng tạo thuận lợi và cơ hội cho TTCK Việt Nam phát triển vào năm 2015. Việc giá dầu sụt giảm có thể ảnh hưởng tới một vài ngành và ngân sách nhà nước trong ngắn hạn. Tuy nhiên, giá dầu giảm sẽ giúp chi phí đầu vào của các doanh nghiệp giảm, qua đó hỗ trợ sự phục hồi cho doanh nghiệp và lạm phát sẽ được kiểm soát tốt hơn.

Và khi lạm phát được kiềm chế, các chính sách về tiền tệ sẽ được điều hành linh hoạt hơn, kích thích nhiều hơn, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn. Khi kinh tế vĩ mô hồi phục, việc xử lý nợ xấu sẽ được dễ dàng hơn, từ đó tiến tới ký kết các hiệp định thương mại, đầu tư.

Năm 2015, UBCKNN sẽ tập trung vào nền tảng pháp lý thu hút dòng vốn đầu tư, đặc biệt là thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đây được coi là giải pháp căn cơ sau khi Luật Đầu tư (sửa đổi) vừa được Quốc hội ban hành tại kỳ họp cuối năm 2014 vừa qua. Với việc phân loại ngành nghề cấm, kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư mới, “sứ mệnh” của việc chỉnh sửa Nghị định 58 cụ thể hóa hơn.

Tất nhiên, mở thế nào, mở bao nhiêu, phương thức quản lý, giám sát ra sao khi nới rộng sở hữu nước ngoài đang được chúng tôi tính toán kỹ khi đưa vào dự thảo nghị định trước khi trình Chính phủ. Bên cạnh, việc thu hút vốn ngoại là tập trung cho TTCK phái sinh. Đây là lĩnh vực quan trọng mà cả ngành chứng khoán đã triển khai tích cực trong 2014. Dự thảo nghị định về TTCK phái sinh đã được trình đúng hạn vào tháng 12-2014, khả năng sẽ được ký ban hành trong quý I-2015, nhằm sớm đưa thị trường vào hoạt động năm 2016. Điều này sẽ góp phần thu hút tốt hơn dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước vào TTCK.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải nhấn mạnh lại là bản thân các doanh nghiệp niêm yết cũng phải tự thay đổi mình khi muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó việc tuân thủ nguyên tắc quản trị công ty trong quản lý, điều hành doanh nghiệp phải được bảo đảm; việc công khai, minh bạch và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài phải được thực hiện tốt. Khi các yêu cầu  này được bảo đảm thì dòng vốn nước ngoài dài hạn sẽ góp phần hỗ trợ vốn và nâng cao chất lượng hoạt động dài hạn của doanh nghiệp.

Nâng hạng TTCK, thẩm quyền UBCKNN

Theo kế hoạch, năm 2015 sẽ phối hợp với tổ chức tư vấn nước ngoài triển khai thực hiện các giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam, từ cận biên (Frontier Market) lên mới nổi (Emergin-Market) trên bảng MSCI.

Để triển khai việc này, một trong những yêu cầu đặt ra là phải sửa đổi thông tư công bố thông tin theo hướng tiếp cận các thông lệ quốc tế nhằm cải thiện tính minh bạch: bắt buộc các doanh nghiệp quy mô lớn công bố thông tin bằng tiếng Anh; sửa đổi thông tư về quản trị công ty theo hướng các chuẩn mực và thông lệ của OECD; tăng quy mô và số lượng các doanh nghiệp có tỷ lệ free - floating cao trên thị trường; xây dựng việc đăng ký mã số trực tuyến cho nhà đầu tư nước ngoài... Tất nhiên, năm 2015 có đạt được hay không phụ thuộc vào công tác chuẩn bị, không chỉ của UBCKNN mà còn của cả thành viên thị trường.

Kỳ vọng những thay đổi để tạo nét mới trên TTCK. Ảnh: LONG THANH

Kỳ vọng những thay đổi để tạo nét mới trên TTCK. Ảnh: LONG THANH

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng để làm được điều nói trên phải tăng thẩm quyền cho UBCKNN, trong đó có quyền điều tra để lành mạnh hóa thị trường. Thực ra, nếu nói về thẩm quyền điều tra thì UBCK nhiều nước trên thế giới đã có được quyền này. Những nước gần như chúng ta như Lào, Campuchia, cơ quan quản lý TTCK cũng trao quyền điều tra.

Quan điểm của chúng tôi là nếu có được quyền này thì việc phân tích phát hiện các dấu hiệu có tính chất hình sự sẽ tốt hơn, từ đó có cơ sở đầy đủ hơn để chuyển hồ sơ sang cơ quan công an xử lý. Thực tế, chúng tôi đã từng chuyển sang cơ quan công an một số vụ nghi vấn liên quan đến hành vi thao túng, nội gián nhưng cũng không xử lý được vì cơ sở dữ liệu, bằng chứng để cơ quan công an có thể xử lý, kết luận và khởi tố chưa thực sự đầy đủ.

Bởi với những nghi vấn liên quan đến thao túng giá chứng khoán, nếu không có thẩm quyền điều tra thì chỉ xác định được một nhóm nhỏ, mà không thể thấy được các mối quan hệ đằng sau. Đó là những hạn chế của việc không có thẩm quyền điều tra.

Phía ý kiến ngược lại cho rằng nếu được trao thẩm quyền liệu có xảy ra việc giẫm chân lên nghiệp vụ của cơ quan công an hay không? Theo tôi, nghiệp vụ điều tra này khác hẳn điều tra của cơ quan công an, bởi chỉ hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan công an bằng những nghiệp vụ mà UBCKNN có. Chẳng hạn như tiếp cận dòng tiền để xác định các mối quan hệ.

Quyền điều tra ở đây hiểu là quyền tiếp cận thông tin, quyền triệu tập để xác minh mối quan hệ giữa các đối tượng nghi vấn tham gia việc thao túng, nội gián để từ đó xác thực đủ bằng chứng, từ đó chuyển cơ quan công an thực thi nghiệp vụ hình sự.

Các tin khác