Chính sách tài chính không thể 1+1= 2

Nhậm chức trong bối cảnh kinh tế trong nước vẫn chịu nhiều tác động tiêu cực từ thế giới, yếu kém nội tại (tháng 5-2013), nên dù mới 1 năm rưỡi tại vị, ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, có lẽ hiểu rõ những áp lực mang lại từ vị trí là người giữ vai trò “tay hòm chìa khóa” của quốc gia. Bởi lẽ, chưa khi nào vấn đề thu ngân sách, nợ công… lại gây áp lực nặng nề cho ngành tài chính như trong 2 năm qua.

Nhậm chức trong bối cảnh kinh tế trong nước vẫn chịu nhiều tác động tiêu cực từ thế giới, yếu kém nội tại (tháng 5-2013), nên dù mới 1 năm rưỡi tại vị, ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, có lẽ hiểu rõ những áp lực mang lại từ vị trí là người giữ vai trò “tay hòm chìa khóa” của quốc gia. Bởi lẽ, chưa khi nào vấn đề thu ngân sách, nợ công… lại gây áp lực nặng nề cho ngành tài chính như trong 2 năm qua.

Năm vượt khó

Ngân sách năm 2013 dự kiến hụt thu 25.200 tỷ đồng nhưng kết thúc năm lại vượt thu 0,33% so với dự toán, tương đương trên 16.000 tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2014 thu ngân sách bằng 109,6% dự toán (tăng hơn 75.300 tỷ đồng), bằng 101,4% so với báo cáo Quốc hội (tăng thêm hơn 11.600 tỷ đồng).

Sự bấp bênh trong thu ngân sách 2 năm này cho thấy những áp lực lớn đối với người đứng đầu ngành tài chính trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế giai đoạn tăng trưởng không cao, doanh nghiệp vẫn “chết đều” (năm 2013 có 60.737  doanh nghiệp giải thể, phá sản; năm 2014 là 67.823 doanh nghiệp).

Không những vậy, người đứng đầu ngành tài chính còn đối mặt với hàng loạt áp lực khi nợ công chiếm đến 60,3% GDP năm 2014; thu không đủ chi và phải tiến hành vay đảo nợ; tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 1/3 so với kế hoạch giai đoạn 2014-2015 (115/432 doanh nghiệp)… Cùng với đó, việc tăng thu không dễ dàng khi thất thu ngân sách vẫn diễn biến phức tạp; đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, hiệu quả thấp…

Nghị quyết 19 được ban hành, việc triển khai, thực hiện càng được đẩy mạnh hơn. Nếu không có sự chuẩn bị từ trước, “đâu dám hứa liều” với những yêu cầu cụ thể của Thủ tướng Chính phủ về rút ngắn thời gian nộp thuế tương đương các nước ASEAN 6.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng

Tuy nhiên, kết thúc năm 2014, người đứng đầu ngành tài chính có thể “xoa tay” hài lòng. Đó là thu ngân sách hoàn thành, vượt mục tiêu dù nền kinh tế chưa có sự tăng trưởng đột phá, hoạt động sản xuất - kinh doanh còn khó khăn; vẫn đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán; tăng chi trả nợ và xử lý nợ của ngân sách; giữ bội chi ngân sách trong phạm vi Quốc hội quyết định; quản lý chi được điều hành chặt chẽ và tiết kiệm; nhiệm vụ huy động vốn cho ngân sách và cho đầu tư phát triển được đảm bảo.

Đặc biệt, các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan đã được cải thiện nhằm giảm phiền hà cho doanh nghiệp, như đã rút ngắn 54% số giờ nộp thuế còn 247 giờ/năm; giảm 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua triển khai cơ chế hải quan 1 cửa.

Kết quả thực hiện năm 2014 là câu trả lời tốt nhất sau khi Bộ trưởng vượt qua phần “thi lý thuyết” tại phiên chất vấn Quốc hội giữa năm 2014 trước những băn khoăn, nghi ngờ của nhiều đại biểu, doanh nghiệp về thu - chi ngân sách, nợ công.

Một vấn đề nóng năm qua được ông Dũng nhớ nhất là xử lý tình trạng người dân bức xúc trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam, đã có hành động đập phá một số công ty nước ngoài tại Bình Dương, Đồng Nai. Ông kể, trong lúc tình hình đang khó khăn và để xử lý những hệ quả để lại, Bộ Tài chính đã khẩn cấp trình Thủ tướng Chính phủ các phương án về thuế, hải quan, đất đai, bảo hiểm.

Sau đó bộ thành lập các đoàn công tác về thuế, bảo hiểm đến tận doanh nghiệp bị thiệt hại để lắng nghe, tháo gỡ nhằm tạo dựng niềm tin của nhà đầu tư vào Việt Nam. Nhưng tiếng kêu ca về vụ việc đáng tiếc trên vẫn dội về. Thậm chí, vị đại diện Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam còn phàn nàn về ông lên cấp cao hơn. “Thế nhưng sau khi chứng kiến các biện pháp quyết liệt được thực thi trên cơ sở thận trọng, chính xác, chính vị này đã gửi thư dài 3-4 trang để cảm ơn tôi về những giải pháp xử lý thời gian qua” - ông Dũng cho biết.

Chính sách tài chính mở, tạo sức lan tỏa

Nhìn nhận các chính sách tài chính rất nhạy cảm và thừa nhận mình cũng không phải là người nói nhiều, nhưng ông Dũng sẵn sàng chia sẻ những vấn đề để giới truyền thông hiểu. Bộc bạch về lĩnh vực đảm nhiệm, ông Dũng kể khi mới về nhậm chức Bộ trưởng Bộ Tài chính “tôi đã nói với các anh em đừng làm chính sách tài chính theo kiểu một cộng một bằng hai”.

Chính sách tài chính phải là chính sách mở, có sức lan tỏa để huy động, khơi thông nguồn lực, từ đó thu ngân sách bền vững hơn. Cùng với đó việc quản lý chi tiêu phải chặt chẽ, hiệu quả. Có lẽ vì vậy trong hơn 1 năm rưỡi trở thành người “kế toán trưởng quốc gia”, ông Dũng tập trung thay đổi nhiều hơn vào các lĩnh vực vốn nhận nhiều lời kêu ca, phàn nàn là thuế và hải quan. Những hội nghị về thuế, hải quan người đứng đầu tài chính đều có mặt để lắng nghe, tìm giải pháp hữu hiệu cho việc thay đổi, ngăn ngừa chiêu trò “ăn vặt” của cán bộ thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Theo ông Dũng, trước khi Nghị quyết 19 (về những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ban hành ngày 18-3-2014), Bộ Tài chính đã có chỉ thị yêu cầu ngành thuế rút ngắn thời gian nộp thuế và có biện pháp thực hiện quyết liệt.

Chính sách tài chính cần kích hoạt sản xuất kinh doanh. Ảnh: LONG THANH

Chính sách tài chính cần kích hoạt sản xuất kinh doanh. Ảnh: LONG THANH

2015 được coi là năm nền kinh tế được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn. Với ngân sách đó là câu chuyện về giá dầu sụt giảm mạnh sẽ khiến giảm thu hàng chục ngàn tỷ đồng; nợ công tăng nhanh và đang áp sát trần cho phép. Với tái cơ cấu là việc phải hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa đã được Chính phủ đề ra. Với công tác hành thu phải tiếp tục cải thiện thủ tục hành chính thuế, chống nợ đọng, thất thu…

Trong khi đó, năm 2015, kế hoạch thu ngân sách vẫn phải đạt 911.100 tỷ đồng, chi tiếp tục tăng lên 1.147.100 tỷ đồng. Kế hoạch huy động vốn không hề giảm khi trái phiếu chính phủ dự kiến phát hành trên 440.000 tỷ đồng (trong đó 85.000 tỷ đồng thuộc kế hoạch giai đoạn 2011-2015 và bổ sung giai đoạn 2014-2016; bù đắp bội chi 226.000 tỷ đồng; đảo nợ 130.000 tỷ đồng)…

Đặc biệt, trong bối cảnh Nghị quyết 78 về dự toán ngân sách nhà nước 2015 yêu cầu chỉ phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn từ 5 năm trở lên, đã được nhiều chuyên gia cảnh báo thành tích huy động năm 2014 sẽ khó lặp lại do gặp khó từ nguồn các ngân hàng thương mại. Những đầu việc của năm nay dự báo là áp lực không nhỏ để ông Dũng phải tìm giải pháp hiệu quả nhất cho ngành mình. Và nhiều người lại chờ đợi ở vị Bộ trưởng vốn kiệm lời này hành động.

Các tin khác