Ầm ĩ chuyện con ruồi

Một người tiêu dùng ở Cái Bè, Tiền Giang phát hiện trong chai nước tăng lực có con ruồi, đã liên hệ với nhà sản xuất để đòi bồi thường. Sau khi gặp gỡ và thỏa thuận, số tiền để mua sự im lặng ấn định 500 triệu đồng. Giao dịch được tiến hành, nhà sản xuất bí mật báo công an và người tiêu dùng bị bắt, khởi tố vì hành vi tống tiền. Sự kiện này vừa qua gây ra nhiều ý kiến trái chiều, trong cả giới luật sư lẫn giới kinh doanh.

Một người tiêu dùng ở Cái Bè, Tiền Giang phát hiện trong chai nước tăng lực có con ruồi, đã liên hệ với nhà sản xuất để đòi bồi thường. Sau khi gặp gỡ và thỏa thuận, số tiền để mua sự im lặng ấn định 500 triệu đồng. Giao dịch được tiến hành, nhà sản xuất bí mật báo công an và người tiêu dùng bị bắt, khởi tố vì hành vi tống tiền. Sự kiện này vừa qua gây ra nhiều ý kiến trái chiều, trong cả giới luật sư lẫn giới kinh doanh.

Nhà sản xuất chai nước tăng lực nói trên là Tập đoàn Giải khát Tân Hiệp Phát (THP). Thế nhưng, cách giải quyết khủng hoảng liên quan đến khách hàng của họ lại phơi bày nhiều bất cập. Nếu chai nước tăng lực không phải của họ, hoặc con ruồi xuất hiện khi chai nước tăng lực đã được mở ra, họ có quyền lên tiếng một cách minh bạch để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng. Còn nếu chai nước tăng lực có vấn đề thực sự, sự thương lượng số tiền đưa sản phẩm kia vào bí mật, là quan hệ dân sự thuận mua vừa bán. Hành vi của người tiêu dùng nêu trên không đáng ủng hộ trong một xã hội văn minh, nhưng hành vi của nhà sản xuất cũng không đàng hoàng và khôn ngoan.

Mọi chuyện vỡ lở, người tiêu dùng vì lòng tham đang phải đối mặt với cáo buộc tội phạm, còn nhà sản xuất cậy thế “vai mang túi bạc kè kè” đang phải đối mặt với sự nghi ngại của đông đảo khách hàng về chất lượng sản phẩm. Cách đây không lâu, Tập đoàn THP cũng từng dính líu đến sự cố tương tự. Một khách hàng tại quận Bình Thạnh, TPHCM phát hiện chai trà xanh có con gián, nên phản ánh và yêu cầu nhà sản xuất chi 50 triệu đồng để không khiếu nại. 2 bên ký bản cam kết, nhưng Tập đoàn THP vẫn trình báo cơ quan chức năng và khách hàng bị khởi tố về hành vi “cưỡng đoạt tài sản”.

Tuy số tiền khác nhau 50 triệu đồng và 500 triệu đồng, nhưng câu chuyện quan hệ người tiêu dùng và nhà sản xuất hoàn toàn giống nhau. Chai trà xanh có con gián và chai nước tăng lực có con ruồi, nhà sản xuất có quyền đáp ứng hoặc không đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, và cùng nhau ra tòa để công khai đúng sai. Đáng tiếc, kịch bản tồi tệ nhất lại được chọn lựa với hệ lụy đầy bẽ bàng cho cả 2 phía.

Bằng cách thức nào đó, doanh nghiệp có thể nhờ đến cơ quan pháp luật để giải quyết, nhưng chống lại người tiêu dùng - dù là một cá nhân riêng lẻ - luôn là điều tối kỵ đối với mọi nhà sản xuất - kinh doanh. Tìm một chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng rất khó, mất chỗ đứng ấy lại rất nhanh.

Các tin khác