Áp lực M&A và thoái vốn

Với chủ trương đẩy mạnh M&A của NHNN để đưa tỷ lệ nợ xấu về 3% vào cuối năm 2015 cùng việc áp dụng quy định của Thông tư 36 từ đầu tháng 2-2015 nhằm siết lại tình trạng sở hữu chéo, có nhiều NH buộc thoái vốn trong 1 năm, theo đó tạo áp lực gia tăng với cổ phiếu ngành này.

Với chủ trương đẩy mạnh M&A của NHNN để đưa tỷ lệ nợ xấu về 3% vào cuối năm 2015 cùng việc áp dụng quy định của Thông tư 36 từ đầu tháng 2-2015 nhằm siết lại tình trạng sở hữu chéo, có nhiều NH buộc thoái vốn trong 1 năm, theo đó tạo áp lực gia tăng với cổ phiếu ngành này. 

Đẩy mạnh M&A để đạt mục tiêu nợ xấu về 3%

Để đạt được mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 3% trong năm 2015 như NHNN đề ra, theo các chuyên gia cần có các giải pháp đồng bộ kích tổng cầu, giảm tồn kho cho doanh nghiệp. Thế nhưng, trước tình hình sức cầu chưa dễ cải thiện, tín dụng khó tăng, giải pháp được kỳ vọng làm giãn nợ xấu chính là đẩy mạnh làn sóng M&A giữa các NH yếu và không loại trừ việc sáp nhập NH nhỏ vào nhà băng lớn.

TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng không chỉ sáp nhập tự nguyện mà NHNN tính đến cả chuyện can thiệp bắt buộc để lành mạnh hệ thống.

Chuyển biến của cổ phiếu NH còn phụ thuộc nhiều vào hiệu quả việc xử lý nợ xấu, đây là tiến trình dài hạn không thể xử lý trong vài tháng hoặc một năm được. Vì thế, đầu tư cổ phiếu NH trong giai đoạn này là không thích hợp với nhà đầu tư ngắn hạn mà đòi hỏi có tầm nhìn dài hơi.

Ông Yun Hang Jin

Trong đó, hướng đến các NH cổ phần lớn có sự chi phối của NHNN đã được cổ phần hóa và niêm yết sáp nhập thêm 1 NHTM nhỏ khác, nhằm tạo sự minh bạch và ngày một lớn mạnh hơn. Một khi sáp nhập các NH nhỏ vào NH lớn nợ xấu sẽ được giãn ra, đặc biệt với những NH nhỏ cho vay bất động sản nhiều trước đây và hiện đang vướng vào nợ xấu.

Thí dụ một NH quy mô nhỏ có tỷ lệ dư nợ tín dụng vài chục ngàn tỷ đồng, nếu nợ xấu trên 3% vào khoảng 10.000 tỷ đồng, nếu để tự xử lý và kéo xuống sẽ rất khó. Nhưng khi sáp nhập vào một NH lớn, quy mô dư nợ cho vay tín dụng khoảng 400.000-500.000 tỷ đồng tỷ lệ nợ xấu sẽ không còn bao nhiêu. Vì vậy, nếu đẩy mạnh quá trình hợp nhất, sáp nhập trong năm nay sẽ đạt được mục tiêu kiểm soát nợ xấu của NHNN.

Cũng theo TS. Lịch, các quy định của Thông tư 36 là đúng đắn và cần thiết áp dụng để tái cấu trúc ngành NH, hướng tới một thị trường phát triển lành mạnh bằng nguồn tiền thực, tạo vốn trực tiếp cho thị trường, chứ không phải từ nguồn tiền NH để mua bán cổ phiếu với nhau.

Giám đốc khối thị trường mới nổi Công ty Korea Investment & Securities (Hàn Quốc), ông Yun Hang Jin, nhận định quá trình tái cấu trúc, xử lý nợ xấu của ngành NH bước đầu đạt hiệu quả nhưng còn hạn chế. Việc nhà băng phải áp dụng các quy chuẩn mới của Thông tư 36 sẽ tác động tiêu cực lên cổ phiếu NH, kéo giảm VN Index trong ngắn hạn, vì nhóm cổ phiếu NH niêm yết chiếm tỷ trọng khá lớn trong rổ VN Index.

Nhưng về trung, dài hạn sẽ tạo đà tăng trưởng bền vững cho chứng khoán. Có thể trước mắt lợi nhuận của các NH sẽ bị sụt giảm, do phải áp dụng các chuẩn mới nghiêm ngặt hơn.

“NHNN chưa công bố cụ thể kế hoạch các thương vụ M&A trong giai đoạn năm 2015 nên chưa thể nói khi nào làn sóng này sẽ diễn ra mạnh mẽ. Vì thế, theo tôi nhà đầu tư cũng nên thận trọng xem xét trước khi rót vốn vào cổ phiếu NH trong nửa đầu năm 2015 cũng như cổ phiếu NH sẽ tốt hơn sau tái cơ cấu” - ông Yun Hang Jin nói.

Áp lực thoái vốn

Trên thực tế, theo quy định của Luật các TCTD năm 2010, cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ; tổng số cổ phần của họ và người liên quan cũng không được vượt 20% vốn của một NH. Nhưng kể từ khi Luật các TCTD có hiệu lực đến nay đã 3 năm, NHNN cho biết vẫn còn 5 NHTM có cá nhân sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ 5% vốn điều lệ, 5 đơn vị có tổ chức nắm quá tỷ lệ 15% vốn và 8 NH mà nhóm cổ đông và người có liên quan sở hữu vượt tỷ lệ 20%.

Kết quả thanh tra của NHNN cũng cho thấy, ở không ít NH cổ đông lớn và người có liên quan vi phạm quy định về sở hữu dẫn đến thao túng, chi phối, phục vụ cho lợi ích, đẩy NH đến tình trạng hoạt động thiếu minh bạch quản trị, điều hành không tuân thủ nguyên tắc thận trọng và các quy định. Vì thế, theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh, quy định của Thông tư 36 sẽ “siết” lại được tình trạng sở hữu chéo trong NH.

Năm 2015, NHNN sẽ quyết liệt xóa sở hữu chéo. Ảnh: LONG THANH

Năm 2015, NHNN sẽ quyết liệt xóa sở hữu chéo. Ảnh: LONG THANH

Chẳng hạn tại Vietcombank hiện đang sở hữu cổ phần của 5 NH và công ty tài chính khác, 4 trong số này sở hữu trên 5%. Với quy định mới này Vietcombank buộc thoái vốn hoàn toàn tại ít nhất 3 TCTD. Với Saigonbank, tỷ lệ cổ phần chi phối của Vietcombank 8% thì Saigonbank sẽ nhanh chóng được sáp nhập vào Vietcombank trong thời gian tới đây.

Với các quy định chặt chẽ của Thông tư 36, các NHTM đang sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quá 5% tại TCTD khác không còn cách nào là phải thoái vốn. Tuy nhiên, trước bối cảnh thị trường khó khăn hiện nay, để bán được cổ phiếu với mức giá kỳ vọng không dễ. Theo Công ty Chứng khoán NH Đầu tư (BSC), áp lực thoái vốn theo quy định sở hữu tại Thông tư 36 sẽ khiến nhiều cổ phiếu NH bị bán ra. 

Các tin khác