Sản xuất điện thoại, ô tô tăng mạnh

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 1 năm nay ước tính tăng cao so với cùng kỳ: Điện thoại di động tăng 91,1%; ti vi tăng 88,7%; sắt thép thô tăng 71%; ô tô tăng 69,6%

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 1 năm nay ước tính tăng cao so với cùng kỳ: Điện thoại di động tăng 91,1%; ti vi tăng 88,7%; sắt thép thô tăng 71%; ô tô tăng 69,6%

 

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1, các ngành công nghiệp cấp I, ngành khai khoáng tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,8 điểm phần trăm.

Ngành chế biến, chế tạo tăng khá cao ở mức 19,4%, đóng góp 12,3 điểm phần trăm; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 20,9%, đóng góp 1,2 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,5%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm.

Một số ngành công nghiệp cấp II có chỉ số sản xuất trong tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất xe có động cơ tăng 57,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và quang học tăng 46,4%...

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 1 năm nay ước tính tăng cao so với cùng kỳ: Điện thoại di động tăng 91,1%; ti vi tăng 88,7%; sắt thép thô tăng 71%; ô tô tăng 69,6%; sơn hóa học tăng 40,1%; thép thanh, thép góc tăng 35,7%; thức ăn cho thủy sản tăng 29%; xi măng tăng 27,1%; điện sản xuất tăng 24,5%...

Dưới góc độ địa phương, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 so với cùng kỳ năm trước của Thái Nguyên tăng mạnh ở mức 523,5%, do nhà máy Samsung Electronic Thái Nguyên mở rộng quy mô sản xuất. Ngoài ra, các địa phương tăng cao là Quảng Nam tăng 46,4%...

Trong khi đó, sản xuất công nghiệp tháng 1 ở Quảng Ngãi giảm 22,4%; Bắc Ninh giảm 29,2%.

Chỉ số tiêu thụ tháng 12/2014 tăng 10,8%

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2014 tăng 5,4% so với tháng trước và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2014, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11% so với năm 2013.

Các ngành có chỉ số tiêu thụ năm 2014 tăng cao so với năm trước: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 46%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 23,7%; sản xuất xe có động cơ tăng 16,2%.

Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất thiết bị điện tăng 10,8%; sản xuất đồ uống tăng 6,4%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,5%; sản phẩm từ cao su và plastic tăng 5%; sản xuất thuốc lá giảm 9,6%.

Tại thời điểm 1/1/2015, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,6% so với cùng thời điểm năm 2014.

Trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm là: Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 1,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 0,3%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 8,1%; sản xuất thiết bị điện giảm 13,6%...

Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 100,1%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 74,4%; sản xuất đồ uống tăng 59,5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 37,8%; sản xuất kim loại tăng 32,4%; sản xuất trang phục tăng 24,5%.

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 12 tháng năm 2014 là 73,8%. Trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho bình quân cao: Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu 151,3%; sản xuất chế biến thực phẩm 93,2%...

Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/1/2015 tăng 0,5% so với tháng trước; tăng 7% so với cùng thời điểm năm trước.

Các tin khác