Hơn 4,1 tỷ USD chuyển nhượng cầu thủ

Trong năm 2014, các câu lạc bộ (CLB) bóng đá khắp thế giới đã chi tới 4,1 tỷ USD để chuyển nhượng cầu thủ, theo số liệu mới công bố của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA).

Trong năm 2014, các câu lạc bộ (CLB) bóng đá khắp thế giới đã chi tới 4,1 tỷ USD để chuyển nhượng cầu thủ, theo số liệu mới công bố của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA).

Đây là mức tăng 2,1% so với năm 2013, và là lần đầu tiên các CLB chi hơn 4 tỷ USD để chuyển nhượng các ngôi sao bóng đá. Trong đó, các CLB bóng đá ở Vương quốc Anh chịu chi mạnh tay nhất, với 1,2 tỷ USD. Con số này cao hơn 1/4 của cả toàn thế giới, và cao hơn 67% so với nước chịu chi thứ nhì là Tây Ban Nha, với 700 triệu USD.

Tiền bản quyền truyền hình ngày càng nặng túi đã cung cấp thêm “đạn dược” cho các CLB bóng đá ở Anh để mạnh tay mua lại những ngôi sao tầm cỡ toàn cầu. Hiện hoạt động đấu thầu bản quyền truyền hình trong nước cho các trận đấu Premier League các mùa giải 2016-2017 và 2018-2019 đã được mở, kỳ vọng sẽ đem về nhiều hơn con số 4,56 tỷ USD đã đạt được trước đây.

“Từ góc độ chi tiêu, thị trường Anh ở thế thống trị” - theo Mark Goddard, thuộc bộ phận phụ trách chuyển nhượng của FIFA. Các CLB bóng đá ở Anh cũng chi hơn 131,57 triệu USD cho những công ty hay nhà môi giới chuyển nhượng, chiếm hơn 1/3 tổng số tiền 356,91 triệu USD được các CLB toàn cầu chi cho các nhà môi giới. Những số liệu kể trên chỉ tính với các giao dịch chuyển nhượng cầu thủ quốc tế, không phải các giao dịch của các CLB ở trong cùng 1 nước.

Dữ liệu do Tổ chức Hệ thống chuyển nhượng quốc tế (ITMS) của FIFA công bố, được thu thập bởi những công nghệ điện tử hiện đại với mục đích giúp thị trường chuyển nhượng cầu thủ quốc tế minh bạch hơn và hợp pháp hơn.

Ông Goddard cho biết hệ thống này cũng giúp FIFA ước lượng được tầm mức của ngành công nghiệp chuyển nhượng bóng đá toàn cầu, và tìm ra cách tốt nhất để quản lý nó. Ông cũng cho biết việc thiết lập một hệ thống điện tử trong 7 năm qua, từ một hệ thống cũ dựa trên giấy tờ và điện thoại, đã được các CLB và các hiệp hội bóng đá hoan nghênh. Theo FIFA, trong năm 2014 có 13.090 vụ chuyển nhượng cầu thủ quốc tế. Các CLB ở châu Âu chiếm tới 87% số tiền chi cho các vụ chuyển nhượng, trong đó chuyển nhượng giữa các nước khác nhau ở lục địa già chiếm 3/4 các thương vụ.

Brazil tiếp tục là nước có hoạt động chuyển nhượng sôi động nhất, với 1.355 vụ chuyển nhượng, cả đến và đi. Anh là nước sôi động thứ nhì, kế đó là Bồ Đào Nha. Tây Ban Nha là nước thu được nhiều tiền chuyển nhượng nhất trong năm 2014, với khoảng 667 triệu USD. Nước mua lại cầu thủ lớn tuổi nhất là Ấn Độ, với cầu thủ 28 tuổi 10 tháng.

Trung Quốc đã gia nhập top 10 nước chi nhiều nhất cho chuyển nhượng cầu thủ quốc tế, với hơn 100 triệu USD. Để một vụ chuyển nhượng quốc tế được xác nhận, 2 CLB đối tác phải nhập các thông tin liên quan về thỏa thuận vào hệ thống ITMS. FIFA cho biết ITMS giúp tăng tốc độ xử lý và tiết kiệm chi phí liên quan, ước tính khoảng 7,2-8 triệu USD mỗi năm.

Lợi ích thứ hai là giúp giảm thời gian chậm trễ trong chuyển nhượng. Tức là, các CLB sẽ không còn phải trả lương cho cầu thủ nếu cầu thủ đó chưa thể đá cho CLB của họ do một công đoạn chuyển nhượng bị ứ tắc do chờ xử lý giấy tờ. ITMS cho biết hệ thống điện tử của họ cũng giúp ngăn chặn việc sử dụng giấy tờ giả. Ngoài ra, nó cũng được thiết kế để giúp bảo vệ trẻ em - các cầu thủ chưa đủ 18 tuổi.

Real Madrid đã bán Angel Di Maria cho Man United vào năm ngoái với giá 90,28 triệu USD.

Real Madrid đã bán Angel Di Maria cho Man United vào năm ngoái với giá 90,28 triệu USD.

Thời gian bận rộn nhất của thị trường chuyển nhượng năm ngoái là vào các tháng 1, 7 và 8, khi các giải mở cửa cho hoạt động chuyển nhượng. 5 giải lớn của châu Âu ở Anh, Đức, Pháp, Italia và Tây Ban Nha mở cửa chuyển nhượng vào các tháng đó. Mùa chuyển nhượng mùa đông hiện nay sẽ đóng cửa vào tháng 2.

Các tin khác