QE châu Âu hiệu quả đến đâu?

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa qua đã tung gói kích thích kinh tế 1.100 tỷ EUR trong một nỗ lực vực dậy nền kinh tế trì trệ của Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, không ít câu hỏi đã được đặt ra sau quyết định của ECB.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa qua đã tung gói kích thích kinh tế 1.100 tỷ EUR trong một nỗ lực vực dậy nền kinh tế trì trệ của Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, không ít câu hỏi đã được đặt ra sau quyết định của ECB.

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các quốc gia vật lộn với suy thoái kinh tế nhiều lần phải sử dụng sức mạnh của ngân hàng trung ương với việc tung ra các gói kích thích kinh tế hay còn được gọi nới lỏng định lượng (QE).

Biện pháp này giúp giảm lãi suất dài hạn, thúc đẩy thị trường tài chính, khuyến khích chi tiêu và đầu tư kinh doanh và từ đó thúc đẩy tăng trưởng. Sau Hoa Kỳ, Anh và Nhật Bản, đến lượt châu Âu sử dụng “liều thuốc” QE.

ECB dự kiến sẽ chi 60 tỷ EUR/tháng để mua các tài sản bao gồm trái phiếu chính phủ và tài sản tư nhân. Theo Chủ tịch ECB Mario Draghi, quá trình này sẽ kéo dài và được điều chỉnh cho đến khi phù hợp với mục tiêu mức tăng lạm phát tại EU lên 2%.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng nếu nhìn lại các quốc gia sử dụng gói QE, mới chỉ có Hoa Kỳ được xem là thành công, trong khi kinh tế Nhật Bản vẫn đang gặp khó. Trưởng cố vấn kinh tế của Công ty dịch vụ tài chính Allianz (Đức) Mohamed A. El-Erian, cho biết QE của ECB sẽ không đủ đem đến sự đột biến về tăng trưởng cho EU và sẽ đi kèm với rủi ro về tài sản thế chấp cùng nhiều hậu quả ngoài ý muốn, nó chỉ giúp ECB duy trì mức lãi suất thấp và giảm giá đồng EUR.

Việc đồng EUR giảm giá sẽ gây ra những hệ lụy. Trước khi gói QE của ECB được đưa ra, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) đã quyết định thả nổi tỷ giá giữa đồng franc và EUR. Hành động của Thụy Sĩ được cho là biện pháp để chống lại đồng franc tăng giá quá cao so với EUR, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu hàng hóa của nước này. Hành động “tự vệ” của Thụy Sĩ đã tạo một cú sốc đối với thị trường tài chính, khiến nhiều người vay thế chấp bằng đồng franc mất một lượng tiền lớn.

Trong khi đó, Đan Mạch cũng phản ứng với quyết định của ECB bằng cách giảm tỷ lệ lãi suất để giữ đồng krone được ổn định. Đây là lần  cắt giảm lãi suất thứ 2 của Đan Mạch chỉ trong vòng 1 tuần.

Kinh tế trưởng của IHS Global Insight (Hoa Kỳ) Howard Archer nhận định: QE không phải là lời giải cho những vấn đề đang tồn tại của châu Âu. ECB tưởng như kế hoạch kích thích của mình giống Hoa Kỳ nhưng kỳ thực rất khác nhau. Thứ nhất, quyết định của ECB được đưa ra quá muộn.

QE của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) được triển khai vào tháng 9-2012 khi lạm phát ở mức 1,6%, không sụt giảm nhiều lắm so với mục tiêu 2% FED đặt ra. FED đã lường trước được các vấn đề của tăng trưởng trì trệ. Trong khi đó, ECB bắt đầu khi châu Âu cận kề rơi vào tình trạng giảm phát.

Đan Mạch cắt giảm lãi suất để giữ đồng krone ổn định, thúc đẩy người dân chi tiêu.

Đan Mạch cắt giảm lãi suất để giữ đồng krone ổn định, thúc đẩy người dân chi tiêu.

Thứ hai, ECB chỉ là một thành phần trong việc đưa ra quyết định mua các tài sản ở những quốc gia sử dụng đồng EUR. ECB thực hiện các chính sách của mình thông qua ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên như Bundesbank (Đức), Banca d’Italia (Italia)...

Điều đó đồng nghĩa với việc ông Draghi phải cùng các đồng nghiệp khác thảo luận để đưa đến quyết định cuối cùng mua tài sản, trái phiếu của quốc gia nào. Mỗi quyết định đưa ra sẽ không hề dễ dàng bởi các ngân hàng trung ương lại có lợi ích riêng. Gary D. Cohn, Chủ tịch  Goldman Sachs cho rằng QE không thể mang đến một sự thay đổi lớn. “Chính sách tiền tệ chỉ là một phần chứ không phải là giải pháp cuối cùng” - Gary D. Cohn khẳng định.

Các tin khác