CP dệt may chờ sóng lớn

Theo dự báo của CTCK Rồng Việt (VDSC), ngành dệt may có nhiều yếu tố thuận lợi về thị trường để tiếp tục tăng trưởng trong năm 2015. Rõ ràng nhất là kỳ vọng hưởng lợi từ việc ký kết hiệp định TPP và sự dịch chuyển cơ cấu sản phẩm. Mặc dù nền kinh tế Nhật và EU đang trên đà suy thoái nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may (không bao gồm xơ sợi và nguyên phụ liệu) sang 4 thị trường chính là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc năm 2014 vẫn đạt mức tăng trưởng tốt.
 

Có thể nói 2014 là năm khá thành công đối với nhóm CP ngành dệt may. Các CP của CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM), CTCP Sản xuất thương mại may Sài Gòn (GMC), CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) đều chứng kiến sự tăng trưởng tốt về doanh thu, lợi nhuận cũng như giá CP.

Theo dự báo của CTCK Rồng Việt (VDSC), ngành dệt may có nhiều yếu tố thuận lợi về thị trường để tiếp tục tăng trưởng trong năm 2015. Rõ ràng nhất là kỳ vọng hưởng lợi từ việc ký kết hiệp định TPP và sự dịch chuyển cơ cấu sản phẩm. Mặc dù nền kinh tế Nhật và EU đang trên đà suy thoái nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may (không bao gồm xơ sợi và nguyên phụ liệu) sang 4 thị trường chính là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc năm 2014 vẫn đạt mức tăng trưởng tốt.

Điều này chứng tỏ nhu cầu với hàng dệt may Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều từ việc suy thoái kinh tế của một số thị trường lớn. Bên cạnh đó, việc các hiệp định FTA với Hàn Quốc, EU, Liên minh Thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan đa phần đã kết thúc đàm phán và sẽ được ký kết trong năm 2015 cũng giúp gia tăng sức hấp dẫn với hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng trên thị trường quốc tế.

Với những điều kiện thuận lợi này, các doanh nghiệp dệt may trong nước có thể kỳ vọng sự gia tăng về số lượng đơn hàng, cũng như doanh thu.

Hơn nữa, một số dự án FDI lớn sẽ bắt đầu hoạt động từ năm nay như dự án của Công ty TNHH Worldon Việt Nam, hay dự án của Công ty TNHH Sheico Việt Nam, hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của ngành nhưng đồng thời cũng sẽ gây sức ép cạnh tranh không nhỏ cho các doanh nghiệp nội địa.

Bên cạnh đó, do tác động của giá dầu và giá bông thế giới, xu hướng giảm giá các nguyên phụ liệu đầu vào như sợi (sợi tổng hợp và sợi tự nhiên), vải có thể vẫn tiếp tục trong năm 2015. Đây là yếu tố cải thiện biên lợi nhuận cho các doanh nghiệp dệt may.

Ngược lại, yêu cầu về môi trường trong ngành dệt nhuộm và việc tăng chi phí lương (do tác động của việc tăng lương cơ bản và nhu cầu lao động cải thiện) sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các tin khác