Cơ hội hàng hóa Nhật Bản

Theo trang Forex, ngày 21-1, tỷ giá quy đổi 1USD được gần 119 yen Nhật. Con số này cao hơn rất nhiều so với mức 1USD đổi được 80 yen hồi giữa năm 2012. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nếu đồng yen cứ tiếp tục xu hướng yếu đi, hàng hóa made in Japan sẽ được hưởng lợi.

Theo trang Forex, ngày 21-1, tỷ giá quy đổi 1USD được gần 119 yen Nhật. Con số này cao hơn rất nhiều so với mức 1USD đổi được 80 yen hồi giữa năm 2012. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nếu đồng yen cứ tiếp tục xu hướng yếu đi, hàng hóa made in Japan sẽ được hưởng lợi.

Điều này phần nào đã được phản ánh qua thực tế khi tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa trong tháng 11-2014 của Nhật Bản đã tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Thúc đẩy công nghiệp sản xuất trong nước là mục tiêu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người luôn muốn xứ Phù Tang lấy lại hình ảnh của một cường quốc xuất khẩu. Hiện đang xuất hiện xu hướng các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển dây chuyền sản xuất ở hải ngoại về nước. Tiến độ này được đẩy nhanh từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.

Atsushi Miyanoya, nhà quản lý chi nhánh Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tại Osaka, cho biết các tập đoàn điện tử đang dẫn đầu xu hướng hồi hương sản xuất. Canon lên kế hoạch tăng sản xuất nội địa ở các sản phẩm camera, máy photocopy, máy in, dụng cụ y tế. Mục tiêu của tập đoàn này là tăng lượng sản xuất nội địa lên 60%, tăng hơn 20% so với trước đây. Trong khi đó, theo một người phát ngôn của Sharp, công ty này sẽ đưa sản xuất máy lọc không khí và tủ lạnh từ Trung Quốc về Nhật Bản.

Một số dây chuyền sản xuất tivi từ Trung Quốc, Malaysia cũng sẽ được hồi hương. Tập đoàn Daikin, nhà sản xuất máy điều hòa hàng đầu Nhật Bản, đã sẵn sàng chuyển toàn bộ việc sản xuất từ Trung Quốc về Nhật Bản trong năm nay. Theo Chủ tịch Daikin, Noriyuki Inoue, lý do đưa ra quyết định này bởi ông nhận thấy tiềm năng lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu khi đồng Yên yếu như hiện nay.

Cơ hội cho hàng hóa Nhật Bản với đồng yen yếu.

Cơ hội cho hàng hóa Nhật Bản với đồng yen yếu.

Daiju Aoki, nhà kinh tế của Tập đoàn tài chính Thụy Sĩ UBS, nhận định xu hướng đồng yen giảm, cộng với việc giá nhân công tại các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, trong đó có Trung Quốc, tăng cao là nguyên nhân khiến các nhà sản xuất của Nhật Bản muốn hồi hương.

Tuy nhiên, giới quan sát cũng cảnh báo các ông lớn của Nhật Bản đừng vội đóng cửa các cơ sở sản xuất ở hải ngoại. Rất nhiều lý do được đưa ra. Nhật Bản, với nền kinh tế trì trệ và dân số già, có rất ít triển vọng về tăng trưởng cao. Sản xuất tại hải ngoại giúp các công ty có cơ hội tiếp cận với người tiêu dùng. Và trong trường hợp đồng yen tăng mạnh trở lại, các công ty có thể tự tránh được những rủi ro khi sản xuất được đặt ở nước ngoài.

Công ty Murata, nhà sản xuất các bộ phận smartphone và điện tử, đã tăng khối lượng sản xuất ở nước ngoài lên đến 30% tính đến tháng 3-2014. Con số này tăng 16% so với 4 năm trước. Nhà sản xuất của Nhật Bản này tăng cường bán các sản phẩm cho nhà sản xuất smartphone Trung Quốc và họ không muốn mất đi các đối tác này.

Chia sẻ cùng quan điểm với Murata, các công ty sản xuất ô tô cũng không muốn thay đổi chiến lược dài hạn của họ tại nước ngoài. Tập đoàn Nissan cho biết chỉ lên kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất một số động cơ từ Tennessee, Hoa Kỳ về một nhà máy ở Fukushima. Trong khi đó, Honda cũng chỉ tính đến chuyện đưa sản xuất một số xe máy cỡ nhỏ từ Việt Nam và Trung Quốc về Nhật Bản.

Chưa có một đại gia sản xuất ô tô của Nhật Bản thông báo về việc chuyển hoạt động lắp ráp ô tô về Nhật Bản. Akio Toyoda, Giám đốc điều hành Toyota, khẳng định công ty này không có kế hoạch đưa sản xuất hồi hương.

Các tin khác