Chủ động đón bắt cơ hội

Năm 2015 cần có giải pháp phù hợp và hiệu quả tháo gỡ những tồn tại, hạn chế, bất cập trong nền kinh tế. Có “làm mới” chính mình, việc đón bắt cơ hội và xoay chuyển những thách thức từ sự thực thi của các hiệp định kinh tế quan trọng của khu vực và thế giới mới hiệu quả. Năm 2015 và những năm tiếp theo sẽ hoàn toàn bất lợi nếu ta thiếu chủ động, ứng phó thụ động.

Năm 2015 cần có giải pháp phù hợp và hiệu quả tháo gỡ những tồn tại, hạn chế, bất cập trong nền kinh tế. Có “làm mới” chính mình, việc đón bắt cơ hội và xoay chuyển những thách thức từ sự thực thi của các hiệp định kinh tế quan trọng của khu vực và thế giới mới hiệu quả. Năm 2015 và những năm tiếp theo sẽ hoàn toàn bất lợi nếu ta thiếu chủ động, ứng phó thụ động.

Bức tranh sáng dần

 

Kinh tế Việt Nam năm 2014 được ghi nhận như một bản lề chuyển sáng rõ rệt và tích cực hơn nhiều so với những năm trước đó. Năm 2014, tất cả các chỉ số về kinh tế vĩ mô của Việt Nam đều tăng khá, với mức GDP vượt mức 5,98% (mức tăng 2013 là 5,42%). Tăng trưởng công nghiệp đạt 7,14%, nông nghiệp đạt 3,49% và đều cao hơn các năm trước đây, chỉ có dịch vụ tăng 5,96% thấp hơn năm 2013. Xuất khẩu đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6%.

Đối với ngành du lịch, bất chấp sự căng thẳng của biển Đông, du lịch vẫn là điểm sáng của Việt Nam năm 2014 với số lượng lượt khách quốc tế đạt gần 8 triệu lượt, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2013. Năm 2014 cũng là năm yên tĩnh và khá thành công của ngành ngân hàng, mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm nhưng tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng vẫn tăng. Dư nợ cho vay tăng nhanh trong những tháng cuối năm và cán mốc tăng 13% so với năm 2013. Nợ xấu được kiểm soát và từng bước xử lý, bảo đảm ổn định hệ thống và từng bước tiếp cận các chuẩn mực thông lệ chung.

2014 là năm thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài với gần 1.500 dự án được cấp phép mới và 515 lượt dự án có vốn bổ sung, nâng tổng vốn đăng ký 17.400 tỷ đồng và 7 triệu USD, tăng gần 22% về số dự án nhưng giảm 16% về số vốn so với năm 2013. Tuy nhiên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 6,2% so với năm 2013, đạt 11,3 tỷ USD.

Một điểm mới có thể nói nổi trội nhất của nền kinh tế là sự phục hồi, ấm lên của thị trường bất động sản phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở bình dân với mức giao dịch thành công tăng gấp đôi so với năm 2013.

Mức chuyển sáng trên thị trường bất động sản là kết quả của sự nhận diện và tháo gỡ đúng đắn, kịp thời những khó khăn, bất cập trong đầu tư và cơ cấu bất động sản. Năm 2014 cũng ghi nhận 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lâp mới, 20.800 lượt doanh nghiệp có vốn đăng ký tăng thêm và có gần 15.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm trước, vượt quá số doanh nghiệp đóng cửa là 67.823 doanh nghiệp.

Lạm phát năm 2014 tương đối thấp - 4,3%. Đây là mức lạm phát chấp nhận được của những nước phát triển trung bình như Việt Nam. Tỷ giá đồng tiền Việt Nam được giữ ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng, bảo đảm nhập khẩu 3 tháng...

Chỉ số CPI thấp cho thấy thành công của mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu của điều hành kinh tế vĩ mô trong suốt cả năm: giảm đầu tư công, kiểm soát vĩ mô giá một số mặt hàng thiết yếu, hạn chế đầu tư ngoại hối, phát triển mạnh mẽ hệ thống bán lẻ, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của NHNN phù hợp và hiệu quả hơn…

Thành quả sự chỉ đạo quyết liệt

Ngay từ những ngày đầu tiên của năm 2014, bằng Nghị quyết 01/NQ-CP, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo, tập trung vào các giải pháp nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp. Trong 9 nhóm giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ, việc tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh được xếp lên hàng đầu, đồng thời là các giải pháp về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế và một số nhóm giải pháp khác.

Sự ra đời của Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18-3-2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đã khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong thực hiện các mục tiêu nêu trên.

Những nỗ lực, giải pháp Chính phủ đưa ra xuất phát từ chính những nhu cầu phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - tổ chức quốc gia đại diện cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân. Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp, Chính phủ đã trình Quốc hội sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng khi 2 luật này vừa được thông qua trước đó 1 năm.

Trong đó, việc dỡ bỏ hoàn toàn trần chi phí quảng cáo là một đề xuất được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là quyết định hết sức đúng đắn và kịp thời. Đây được xem là thành tố quan trọng, làm tiền đề, nền tảng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của cả nền kinh tế, tạo dựng và củng cố vững chắc niềm tin và duy trì nhiệt huyết của mọi chủ thể tham gia vào quá trình kiến tạo và phát triển kinh tế.

Để tăng tốc phát triển trong năm mới 2015, theo tôi, phải tháo gỡ những hạn chế, bất cập kìm hãm sự vận động và phát triển của nền kinh tế.

Thứ nhất, kinh tế vĩ mô còn những nhân tố thiếu ổn định. Tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm. Tình trạng tham nhũng, lạm dụng chức quyền, lợi ích nhóm vẫn còn diễn ra phức tạp. Tình trạng chi tiêu ngân sách lãng phí, kém hiệu quả chưa ngăn chặn được triệt để. Chi để trả nợ công tăng nhanh, làm hạn chế đáng kể khả năng đầu tư của Nhà nước từ ngân sách, vốn đầu tư dựa nhiều vào trái phiếu chính phủ.

Thứ hai, quản lý còn lạm dụng các công cụ hành chính, văn bản ban hành nhiều nhưng chất lượng chưa cao, thiếu tương thích, gây không ít khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh chủ yếu nhằm vào cắt giảm thủ tục hành chính.

Thứ ba, trong lĩnh vực ngân hàng, mặc dù đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong ổn định tỷ giá, cung cấp tín dụng cho nông nghiệp, thủy sản, giải quyết nợ xấu, tuy nhiên vấn đề nợ xấu vẫn chưa được xử lý căn bản.

Thứ tư, ngành dịch vụ của Việt Nam còn lạc hậu về công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực cải thiện chậm. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược hội nhập rõ ràng, chưa tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu, kinh doanh chủ yếu vẫn dựa vào “quan hệ”, dẫn tới lợi nhuận thu được phụ thuộc nhiều ở điều kiện khách quan.

Các tin khác